Tin tức

Công dụng của lá húng chanh

Lá Húng chanh hay tần dày lá, rau thơm lùn, rau thơm lông, rau tần, dương tử tô (danh pháp hai phầnPlectranthus amboinicus, đồng nghĩa: Coleus amboinicus) là cây thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae).

Mô tả

Cây thân thảo, sống lâu năm. Cao 20-50cm. Phần thân sát gốc hoá gỗ. Lá mọc đối, dày cứng, giòn, mọng nước, mép khía răng tròn. Thân và lá dòn, mập, lá dày có lông mịn, thơm và cay . Hai mặt lá màu xanh lục nhạt. Hoa nhỏ,4 tiểu nhị, màu tím đỏ, mọc thành bông ở đầu cành. Quả nhỏ, tròn, màu nâu. Toàn cây có lông rất nhỏ và thơm như mùi canh nên 1 số nơi gọi là Húng chanh.

Nguồn gốc và phân bố:

Húng chanh có nguồn gốc ở vùng Đông Ấn Độ và đảo Moluques, sau được trồng phổ biến ở Malaysia, Philipin, Thái Lan.

Ở Việt Nam, húng chanh được trồng từ lâu đời, rải rác trong nhân dân. Có thể thu hái lá quanh năm, thường dùng tươi, dùng đến đâu hái đến đó. Lúc trời khô ráo, hái lá bánh tẻ, loại bỏ các lá sâu hay lá già úa vàng, đem phơi nắng nhẹ hay sấy ở 40-45oC đến khô.

Bộ phận dùng:

Lá và ngọn non.

 húng chanh

Thành phần hóa học:

Lá húng chanh chứa ít tinh dầu (0,05-0,12%), trong tinh dầu có đến 65,2% các hợp chất phenolic trong đó có salicylat, thymol, carvacrol, eugenol và chavicol; còn có một chất màu đỏ là colein.

Tác dụng dược lý:

Tinh dầu húng chanh có tác dụng ức chế mạnh các vi khuẩn với nồng độ ức chế thấp nhất tương ứng như sau: Trực khuẩn Mycoides (1:1000), trực khuẩn subtilis (1:1000), trực khuẩn lao (1:1000), phế cầu khuẩn (1:500).

Tinh dầu húng chanh còn có tác dụng diệt amip Entamoeba moshkowskii, ức chế trực khuẩn Ecoli, liên cầu khuẩn, trực khuẩn bạch hầu, trực khuẩn ho gà.

Húng chanh có tác dụng ức chế hoạt tính gây co thắt cơ trơn ruột cô lập của Histamin và acetylcholine.

Tính vị, công năng:

Lá húng chanh có mùi thơm, hơi chua, the cay, tính ấm vào hai kinh can , phế, có tác dụng lợi phế, trừ đờm, giải cảm, phát hãn, thoái nhiệt, tiêu độc.

Công dụng:

Lá húng chanh được dùng chữa cảm cúm, ho, hen, viêm họng, ho ra máu, sốt cao, sốt không ra mồ hôi, nôn ra máu, chảy máu cam. Thường dùng lá húng chanh tươi với liều 10-16 g mỗi ngày, dạng thuốc sắc, xông hoặc giã nát vắt lấy nước uống. Trong thuốc xông lá húng chanh thường được dùng với nhiều loại lá khác có tinh dầu như sả, hương nhu, hoắc hương…

Dùng ngoài lá tươi húng chanh giã nát, đắp lên vết thương chữa rết và bọ cạp cắn.

Ở Ấn Độ lá húng chanh được sử dụng để chữa các bệnh về đường tiết niệu.

Bài thuốc có húng chanh

Chữa ho, viêm họng, khản tiếng: Lá Húng chanh non 5-10g giã nát vắt lấy nước cốt nóng. Hoặc đem giã nhỏ một nắm lá (15-20g), thêm nước, vắt lấy nước uống làm hai lần trong ngày. Đối với trẻ em, thêm ít đường , đem hấp cơm cho uống làm 2-3 lần.

Chữa ho đờm thông thường: Rửa sạch 15-16 lá húng chanh, 4-5 quả quất xanh và xay nhuyễn bằng máy xay sinh tố. Thêm đường phèn vừa đủ, hấp cách thủy khoảng 20 phút và cho bé uống liên tục 1-2 lần mỗi ngày đến khi hết ho.

Chữa đau bụng:

Lá húng chanh non rửa sạch, 1-2 lá nhai với một ít muối, ngậm nuốt dần dần.

Chữa cảm lạnh:

Húng chanh 10 g, bách bộ 12 g, tía tô 12 g, gừng 8 g, trần bì 8 g, bạch chỉ 5 g. Sắc uống ngày một thang trong 5 ngày liền.

Chữa cảm cúm, cảm sốt, nóng rét, nhức đầu, ngạt mũi, ho đờm:

Lá húng chanh tươi 15-20 g, gừng 12 g, hành 12 g. Cùng lúc sắc uống và xông cho ra mồ hôi.

Chữa cảm sốt, không ra mồ hôi:

Sắc uống hỗn hợp 20g húng chanh, 15g tía tô, 5g gừng tươi, 15g cam thảo đất. Cho trẻ uống khi nước thuốc còn ấm để ra mồ hôi.

2.141 views


098 6859777

098 6859777

Liên hệ