Tin tức

Hành vi nào vi phạm về hoạt động quảng cáo thực phẩm chức năng?

Với 5 năm thành lập và phát triển, Nanofrance đã sản xuất hàng trăm sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe khác nhau hiện đã và đang có mặt trên thị trường. Và hàng trăm sản phẩm này đều đảm bảo không chỉ chất lượng tốt nhất mà còn được công bố hồ sơ đầy đủ theo đúng quy định pháp luật đề ra bao gồm có bản công bố sản phẩm và giấy tiếp nhận quảng cáo sản phẩm. Một trong những điểm giúp Nanofrance khác biệt so với sản phẩm kém chất lượng và trôi nổi không rõ nguồn gốc trên thị trường. Hiện nay có rất nhiều các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe vi phạm quy định đặc biệt quy định về quảng cáo sản phẩm như quảng cáo không đúng nội dung đã được công bố, quảng cáo sai sự thật, quảng cáo thực phẩm chức năng như thuốc gây hoang mang cho người tiêu dùng.

Theo Bộ Y tế, nguyên nhân của những vi phạm trên đó là một số tổ chức, cá nhân có sản phẩm thực phẩm chức năng bất chấp quy định của pháp luật, vi phạm về quảng cáo, đặc biệt là trên các trang mạng xã hội để có lợi nhuận. Một số cơ quan phát hành quảng cáo nhận tài trợ của doanh nghiệp có sản phẩm quảng cáo để phát hành quảng cáo không đúng công dụng của sản phẩm. Các cơ quan chuyên môn còn gặp khó khăn khi xử lý các vi phạm nhất là trên các trang mạng xã hội.

Cũng theo Bộ Y tế, các quy định pháp luật về quản lý hoạt động quảng cáo thực phẩm chức năng đã được quy định trong Luật An toàn thực phẩm, Luật Quảng cáo, 4 Nghị định của Chính phủ và một số thông tư hướng dẫn quản lý quảng cáo. Trong các văn bản này đã quy định rõ: Trước khi quảng cáo, người có sản phẩm thực phẩm chức năng quảng cáo phải gửi các nội dung dự kiến quảng cáo để cơ quan y tế thẩm định.

Bên cạnh đó, người phát hành quảng cáo (báo, đài, mạng xã hội, website, sàn thương mại điện tử, nhà in, nhà xuất bản…) chỉ được phát hành quảng cáo đúng với những nội dung đã được thẩm định; không sử dụng hình ảnh, danh nghĩa, uy tín của cán bộ y tế, cơ sở y tế, thư cảm ơn của người bệnh để quảng cáo thực phẩm chức năng; cấm quảng cáo thực phẩm chức năng có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Thực hiện các quy định trên, Bộ Y tế đã giao Cục An toàn thực phẩm quản lý và thẩm định nội dung quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Cục An toàn thực phẩm đã triển khai tiếp nhận và thẩm định hồ sơ đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4.

Đối với các hành vi vi phạm về hoạt động quảng cáo thực phẩm, quảng cáo thực phẩm chức năng sẽ bị xử lý hành chính, cụ thể:

  1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi: “Quảng cáo thực phẩm chức năng và các sản phẩm không phải là thuốc với nội dung không rõ ràng gây hiểu nhầm sản phẩm đó là thuốc”.

Căn cứ Điểm a Khoản 4 Điều 68 Nghị định 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo.

  1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi: “Quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung trước khi thực hiện quảng cáo theo quy định”.

Căn cứ Khoản 1 Điều 67 Nghị định 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo và được sửa đổi tại Nghị định 28/2017/NĐ-CP ngày 20/3/2017.

  1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
  2. a) Quảng cáo thực phẩm dưới hình thức các bài viết của bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế có nội dung mô tả thực phẩm có tác dụng điều trị bệnh; sử dụng hình ảnh, uy tín, thư tín của các đơn vị, cơ sở y tế, nhân viên y tế, thư cảm ơn của bệnh nhân để quảng cáo thực phẩm;
  3. b) Quảng cáo thực phẩm chức năng gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh.

Căn cứ Khoản 4 Điều 70 Nghị định 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo và được sửa đổi tại Nghị định 28/2017/NĐ-CP ngày 20/3/2017.

  1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi: “quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà không có nội dung khuyến cáo “Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”.”

Căn cứ Điều 23 Khoản 1 Nghị định 115/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.

  1. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi “Quảng cáo sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi, sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi, bình bú và vú ngậm nhân tạo”

Căn cứ Điểm c Khoản 1 Điều 50 Nghị định 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo.

Với quan niệm sống và làm việc đúng pháp luật, Nanofrance luôn đi đầu thực hiện đúng đủ theo những quy định trên cho tất cả những sản phẩm sản xuất tại nhà máy. Nanofrance tự hào khi luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng và cơ quan chức năng dành trao.

129 views


098 6859777

098 6859777

Liên hệ