Cập nhật kiến thức: Kinh doanh thực phẩm chức năng cần giấy tờ gì?
Kinh doanh thực phẩm chức năng cần giấy tờ gì? – Bạn muốn kinh doanh TPCN nhưng chưa có kiến thức về ngành? Chưa biết nên hoàn thiện hồ sơ, thủ tục pháp lý như thế nào? Đừng lo! Khó khăn của bạn sẽ được chúng tôi “giải quyết” trong bài viết này!
I. Kinh doanh thực phẩm chức năng cần giấy tờ gì?
Kinh doanh thực phẩm chức năng cần giấy tờ gì? → Theo quy định của nhà nước muốn kinh doanh TPCN, các cơ sở kinh doanh phải hoàn thiện 5 loại giấy tờ sau:
1. Giấy chứng nhận kinh doanh
Để kinh doanh TPCN, doanh nghiệp buộc phải có giấy chứng nhận kinh doanh. Đặc biệt trong giấy phép PHẢI CÓ ngành nghề kinh doanh là Thực phẩm chức năng. Lưu ý: Cần trích đúng mã ngành nghề cấp 4 trong hệ thống mã ngành nghề kinh tế Việt Nam.
Tuy nhiên đây mới chỉ là điều kiện CẦN, điều kiện CƠ BẢN để có thể kinh doanh TPCN. Nếu muốn kinh doanh, bạn phải bổ sung thêm một số loại giấy tờ khác.
2. Giấy chứng nhận cơ sở đảm bảo An toàn vệ sinh thực phẩm
Giấy phép thứ 2 cần phải có để kinh doanh Thực phẩm chức năng: Giấy chứng nhận đảm bảo An toàn vệ sinh thực phẩm. Đây là loại giấy tờ buộc phải có của bất cứ một doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất thực phẩm nói chung và thực phẩm chức năng nói riêng.
Theo quy định tại Điều 28, Nghị định 15/2018NĐ-CP có đưa ra một số điều kiện chi tiết để nhận được Giấy chứng nhận cơ sở đủ an toàn vệ sinh thực phẩm, các cơ sở kinh doanh phải đáp ứng được yêu cầu về:
→ Xây dựng và duy trì được hệ thống quản lý đảm bảo chất lượng để kiểm soát được quá trình sản xuất và lưu thông sản phẩm làm sao cho mọi sản phẩm do cơ sở sản xuất đạt chất lượng, an toàn với người sử dụng lao động như tiêu chuẩn đã công bố.
→ Trình độ chuyên môn của nhân viên: người phụ trách chuyên môn của cở sở phải có trình độ chuyên môn đại học trở lên và thuộc chuyên ngành Y, Dược, Dinh dưỡng, An toàn thực phẩm, Công nghệ thực phẩm, có ít nhất 03 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này
→ Cơ sở được thiết kế, lắp đặt phù hợp với mục đích sử dụng, dễ vệ sinh, tránh gây nhầm lẫn, bụi bẩn, ô nhiễm… gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
→ Hồ sơ, tài liệu phải được lưu đầy đủ, hoạt động sản xuất phải làm theo đúng quy trình nghiêm ngặt, ghi chép đầy đủ kết quả quy trình thực hiện.
→ Trong cơ sở phải có bộ phận kiểm soát chất lượng, sản phẩm phải ổn định, sản phẩm phải được thử nghiệm trước khi xuất ra thị trường.
3. Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định An toàn vệ sinh thực phẩm
Kinh doanh thực phẩm chức năng cần giấy tờ gì? → Muốn kinh doanh TPCN, doanh nghiệp của bạn cần có giấy xác nhận công bố phù hợp quy định An toàn vệ sinh thực phẩm.
Loại giấy phép này được sử dụng để xem xét sản phẩm chức năng đó đảm bảo an toàn thực phẩm và được cấp giấy xác nhận thì giới hạn vi sinh vật gây bệnh, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, các loại kim loại nặng và những chất có thể gây hại cho sức khỏe cho con người phải trong ngưỡng an toàn, đảm bảo tiêu chuẩn mà pháp luật quy định hay không.
Ngoài ra, sản phẩm còn phải đáp ứng được các yêu cầu như:
→ Thành phần chất sử dụng phụ gia
→ Bao gói ghi nhãn mác
→ Quy định bảo quản thực phẩm
→ Có báo cáo thử nghiệm hiệu quả về công dụng sản phẩm (đối với sản phẩm mới ra thị trường)
Trong trường hợp bạn kinh doanh TPCN nhập khẩu thì cần phải đáp ứng những yêu cầu về hồ sơ, giấy tờ khác của Bộ Y tế.
Khi hoàn thiện được đầy đủ 3 loại giấy tờ này, bạn sẽ được phép kinh doanh TPCN!
II. Muốn xin giấy phép kinh doanh thực phẩm chức năng phải đến đâu?
Trong phần I của bài viết, chỉ giới thiệu đến bạn những giấy phép để kinh doanh nhưng trên thực tế, một bộ hồ sơ đầy đủ để kinh doanh cần nhiều loại giấy tờ hơn. Một bộ hồ sơ đầy đủ gồm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm chức năng (bản sao có xác nhận của cơ sở).
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm (có xác nhận của cơ sở), bao gồm:
- Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng của cơ sở và khu vực xung quanh;
- Sơ đồ quy trình sản xuất thực phẩm hoặc quy trình bảo quản, phân phối sản phẩm và bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở.
Sau khi hoàn thiện bộ hồ sơ trên, bạn hãy đem đến Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế. Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thẩm xét hồ sơ, thẩm định cơ sở và cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở có đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Thời gian giải quyết hồ sơ khoảng 15 ngày.
III. NanoFrance – Hỗ trợ khách hàng hoàn thiện giấy tờ kinh doanh TPCN!
Với mong muốn giúp khách hàng có thể giảm được thời gian cho công đoạn hoàn thiện giấy tờ, NanoFrance hiện có dịch vụ hỗ trợ đối tác hoàn thiện hồ sơ pháp lý. Chúng tôi cam kết:
- Tư vấn, hỗ trợ nhiệt tình, cặn kẽ, chi tiết
- Hỗ trợ khách hàng hoàn thiện giấy tờ trong thời gian ngắn nhất
- Mức chi phí tốt nhất
Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực gia công trọn gói TPCN, chúng tôi hoàn toàn tự tin trở thành đối tác hàng đầu của bạn!
Bạn đã biết: Kinh doanh thực phẩm chức năng cần giấy tờ gì rồi chứ? NanoFrane hiện nay không chỉ nhận hỗ trợ khách hàng hoàn thiện thủ tục pháp lý kinh doanh TPCN mà còn cung cấp dịch vụ gia công, sản xuất. Đừng quên liên hệ với chúng tôi nếu bạn có nhu cầu sản xuất, gia công dòng sản phẩm này!
223 views
- 5 dòng thực phẩm chức năng cho phụ nữ tuổi 40 “lên ngôi” trong 2022!
- Top thực phẩm chức năng cho phụ nữ do NanoFrance sản xuất bán chạy nhất!
- 3 LƯU Ý KHI LỰA CHỌN THỰC PHẨM CHỨC NĂNG CHO NGƯỜI GIÀ
- Công ty Nanofrance: Tập huấn công tác phòng cháy chữa cháy năm 2022
- Bạn có hiểu đúng về thực phẩm chức năng bổ sung vitamin và khoáng chất?
- So sánh viên nang cứng và viên nang mềm -Dạng bào chế nào tốt hơn?
- Đường thay thế là gì? 5 loại chất tạo ngọt tự nhiên tốt cho sức khỏe
- Bất ngờ với 9 tác dụng của lá húng chanh với sức khỏe!
- NanoFrance tổ chức hội thảo: “Tổng kết năm 2021 và Hoạch định chiến lược năm 2022”
- NanoFrance chào tháng 1: Nỗ lực – Chinh phục 2022!