Viêm phổi không điển hình
Viêm phổi ảnh hưởng đến 150 đến 156 triệu trẻ em dưới 5 tuổi mỗi năm. Một trong những loại viêm phổi phổ biến nhất là viêm phổi không điển hình (Walking pneumonia) . Đây là một dạng viêm phổi rất nhẹ ở trẻ em và người lớn. Các triệu chứng bệnh viêm phổi thường ít nghiêm trọng hơn các triệu chứng của các loại viêm phổi khác.
Triệu chứng
- Các triệu chứng của bệnh viêm phổi không điển hình tương tự như các triệu chứng của cảm lạnh thông thường. Trẻ em có xu hướng hồi phục nhanh hơn người lớn, và chúng có thể không bị sốt, ăn ngủ và sinh hoạt bình thường.
- Một số triệu chứng chính của bệnh viêm phổi không điển hình bao gồm:
- Ho kéo dài hơn bảy ngày
- Sốt nhẹ (nhiệt độ 101 ° F)
- Đau đầu
- Ớn lạnh hoặc đau nhức toàn cơ thể
- Giảm sự thèm ăn
- Đau ngực hoặc sườn
- Thở dốc trong những trường hợp nặng
- Thở khò khè, thường gặp hơn ở những bệnh nhiễm virut nặng
Nguyên nhân
Viêm phổi không điển hình thường do nhiễm khuẩn Mycoplasma pneumoniae gây ra. Nhiễm M. pneumoniae ít gặp hơn ở trẻ em dưới 4 tuổi. Một số trường hợp viêm phổi không điển hình cũng có thể do một loại vi-rus đường hô hấp, ví dụ như virus hợp bào hô hấp (respiratory syncytial virus –RSV).
Viêm phổi mycoplasma bùng phát vào mùa đông và thường lây lan ở những nơi đông người, chẳng hạn như trong các hộ gia đình, trường học và nơi làm việc. Viêm phổi chlamydolphila xuất hiện quanh năm, tuy chỉ chiếm 5-15% trong tất cả các bệnh viêm phổi.
Chẩn đoán
- Lâm sàng
- Lứa tuổi trẻ lớn
- Sốt
- Ho khan sau ho đờm
- Thở nhanh ( theo tuổi)
- Ran bệnh lý: không ran( trẻ lớn), ran ẩm, phế quản ( trẻ nhỏ, đến muộn). Điều trị B- lactam => không đáp ứng
Cận lâm sàng
- XQuang phổi: viêm phổi kẽ, viêm phổ tập trung, tràn dịch màng phổi
- Công thức máu: bạch cầu bình thường hoặc tăng nhẹ, CRP tăng, PCR Mycoplasma pneumoniae hoặc Chlamydia pneumoniae hoặc Legionella pneumoniae dịch tỵ hầu, dịch nội khí quản hoặc dịch màng phổi (+)
Nguyên tắc điều trị
- Thông thoáng đường thở
- Hạ sốt
- Bù đủ dịch
- Liệu pháp ô xy nếu có suy thở
- Liệu pháp kháng sinh
Liệu pháp kháng sinh
- Viêm phổi không suy hô hấp
Azithromycin (10 mg / kg vào ngày 1, tiếp theo là 5 mg / kg / ngày, mỗi ngày một lần vào ngày 2-7-uống)
Lựa chọn thay thế: 10-14 ngày
Clarithromycin (15 mg / kg / ngày chia 2 lần)
Hoặc Erythromycin uống (40 mg / kg / ngày chia 4 lần)
Hoặc Doxycycline (2-4 mg / kg / ngày chia 2 lần cho trẻ em > 7 tuổi
Hoặc levofloxacin (500 mg mỗi ngày một lần) hoặc moxifloxacin (400 mg mỗi ngày một lần) – uống cho trẻ trên 15 tuổi
Dị ứng Macrolid: thay levofloxacin, moxifloxacin
- Viêm phổi có suy hô hấp:
Azithromycin: tiêm tĩnh mạch (10 mg / kg vào ngày 1 và 2 điều trị, đổi sang uống nếu có thể)
Lựa chọn thay thế: 10-14 ngày
Lactobionate erythromycin tĩnh mạch 20 mg / kg / ngày mỗi 6 giờ
Hoặc levofloxacin tĩnh mạch
- 6 tháng – 5 tuổi: 16-20 mg / kg /ngày chia 2 lần,
- 5-16T: 8-10 mg/ kg / ngày- một lần, liều hàng ngày tối đa 750 mg
Thời gian điều trị:
Từ 5 đến 10 ngày (Azithromycin)
Từ 10 đến 14 ngày với các thuốc Quinolone, Doxycycline, Erythromycin,
Từ 14-21 ngày với bệnh nhân suy giảm miễn dịch, bệnh nặng, viêm phổi do L.pneumophila.
875 views
- Virus hợp bào (rsv) tác nhân gây bệnh hô hấp hàng đầu ở trẻ
- Sử dụng thực phẩm chức năng đúng cách
- Siết khâu sản xuất thực phẩm chức năng
- Những điều bạn cần biết yếu sinh lý nam giới (erectile dysfunction)
- Thực hành sản xuất tốt thực phẩm bảo vệ sức khỏe (gmp)
- Những điều bạn nên biết về ung thư trực tràng
- Phân biệt thực phẩm chức năng và thuốc?
- Pueraria mirifica – Liệu pháp thay thế hormon từ thiên nhiên
- Thay đổi lối sống ở phụ nữ thời kỳ mãn kinh
- NANOFRANCE TỔ CHỨC HỘI THẢO VÀ THAM QUAN DU LỊCH NĂM 2017