Tìm đáp án: Ai dùng được đông trùng hạ thảo – Ai không nên dùng?
Bồi bổ cơ thể, tăng sức đề kháng, phòng chống ung thư… – Những tác dụng nổi bật nhất của đông trùng hạ thảo. Nhưng bạn có biết rằng: KHÔNG phải ai cũng phù hợp để sử dụng loại “thần dược” này và không phải đối tượng sử dụng nào, chúng cũng đều đem lại hiệu quả giống nhau. Ai dùng được đông trùng hạ thảo – Ai không nên sử dụng? Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm đáp án!
Trước tiên để biết đối tượng nào phù hợp để sử dụng đông trùng hạ thảo, chúng ta hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về dược lý của loại dược liệu này!
I. Đặc điểm của đông trùng hạ thảo!
1. Nhận định về đông trùng hạ thảo theo Y học cổ truyền
Đông trùng hạ thảo được biết đến như một loại thuốc được ghi nhận trong Bản thảo cương mục thập di (năm 1765). Chúng vó vị ngọt, tính ôn, quy vào kinh phế và thận. Chúng được ghi nhận về tác dụng ích phế, thận, bổ tinh tủy, cầm máu, hóa đờm, chữa hư lao sinh ho, ho ra máu, liệt dương, lưng gối đau mỏi, di tinh…
2. Đông trùng hạ thảo trong Y học hiện đại
Trong đông trùng hạ thảo Trung Quốc, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy:
→ 7% axit amin (axit cocdixepic 3-4-5 tetraoxyhexahydrobenzoic có cấu tạo giống axit quinic).
→ 25 – 32% protein, axit amin gồm: axit glutamic, prolin, histidin, valin và oxyvalin, arginin và alanin.
→ 8.4% chất béo trong đó axit béo no 13% và axit béo không no chiếm 82.2% (axit linolic 31.69%, axit linilenic 68.31%).
Trong các nghiên cứu, các nhà khoa học đã chứng minh được tác dụng của đông trùng hạ thảo đối với:
- Huyết áp: Ngăn ngừa, điều trị tăng huyết áp
- Tim: Ổn định nhịp tim
- Khí quản: Tiêu đờm, bảo vệ phổi
- Ruột, tử cung: Có tác dụng ức chế
- Ung thư: Có thể chống lại một số loại ung thư
Ngoài ra, đông hạ thảo còn “phát huy” được rất nhiều tác dụng khác trong những nghiên cứu ban đầu trên động vật như: Chống tăng sinh khối u, Giảm mệt mỏi, chống lão hóa, chống viêm, bảo vệ thận, tăng cường chuyển hóa năng lượng và lưu lượng máu ở gan.
Tuy nhiên, có phải ai gặp những vấn đề sức khỏe trên cũng có thể và dùng được đông trùng hạ thảo? Phần sau của bài viết này sẽ cho bạn đáp án!
II. Ai dùng được đông trùng hạ thảo – Ai không nên?
Các chuyên gia có đưa ra hướng dẫn cụ thể về đối tượng sử dụng đông trùng hạ thảo như sau:
1. Ai dùng được đông trùng hạ thảo?
Những người cần bổ sung nhiều chất dinh dưỡng, hệ miễn dịch suy giảm, thể trạng đặc biệt yếu nên sử dụng đông trùng hạ thảo.
a. Người mới dậy
Đặc trưng của nhóm “đối tượng” này, cơ thể đặc biệt yếu, đang suy giảm thể lực, sức đề kháng, cần bổ sung dưỡng chất kịp thời. Với thành phần “đại bổ”, đông trùng hạ thảo giúp: Phục hồi thể trạng, phòng ngừa bệnh tật quay trở lại.
b. Những không thể hấp thu chất dinh dưỡng
Những người khó hoặc không thể hấp thụ chất dinh dưỡng cũng nên sử dụng đông trung hạ thảo. Việc thiếu chất dinh dưỡng sẽ dẫn đến rất nhiều vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe như: dễ thiếu máu, trí nhớ suy giảm…, cơ thể trông thiếu sức sống.
Một trong những tác dụng nổi bật của đông trùng ha thảo: Cải thiện hệ tiêu hóa, giúp cơ thể hấp thu dưỡng chất, từ đó cải thiện được cân nặng.
c. Người lớn tuổi
Khi bước sang độ tuổi ngoài 50, chức năng cơ thể, hệ miễn dịch bị suy giảm. Đặc biệt, các bệnh tuổi già, các bệnh liên quan đến lão hóa xuất hiện nhiều hơn: suy giảm trí nhớ, đau xương khớp, đau dây thần kinh, khó ngủ… Với tác dụng ổn định huyết áp, tăng sức đề kháng, bổ sung chất dinh dưỡng, phòng chống bệnh tật, đông trùng hạ thảo rất phù hợp để sử dụng cho nhóm đối tượng này!
Ngoài ra, những người đang điều trị ung thư, mắc các bệnh nặng, không thể bổ sung dinh dưỡng bằng bữa ăn trực tiếp, người suy giảm chức năng sinh lý cũng được khuyên nên sử dụng loại thảo dược này!
2. Trường hợp nào KHÔNG nên sử dụng?
Vậy những ai KHÔNG nên sử dụng đông trùng hạ thảo? Suy thận có uống được đông trùng hạ thảo hay không? Dưới đây là 4 nhóm đối tượng bị CẢNH BÁO:
→ Trẻ em dưới 13 tuổi: Thành phần “đại bổ” sẽ không được trẻ em hấp thụ hết. Đặc biệt, nếu sử dụng thường xuyên có thể gây nóng trong, phát dục sớm.
→ Người bị rối loạn đông máu: Đông trùng hạ thỏ có tác dụng tăng lưu thông máu, chống đông máu, không dùng cho người bệnh máu khó đông.
→ Người bệnh tự miễn Lupus, viêm khớp dạng thấp: Nó sẽ càng làm cho những bệnh tự miễn như Lupus, viêm khớp dạng thấp,… thêm nghiêm trọng.
→ Phụ nữ mang thai, phụ nữ trong thời kì hành kinh.
Lưu ý: Với những người cần làm phẫu thuật KHÔNG nên sử dụng trước giờ tiến hành giải phẫu vì có thể gây nên tình trạng mất máu nhiều.
Ai dùng được đông trùng hạ thảo và ai KHÔNG nên dùng? – Mong rằng, bạn đã tìm được đáp án thông qua bài viết dưới đây của NanoFrance. Hãy nhớ thường xuyên theo dõi Website của chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin thú vị khác!
84 views
- Đông trùng hạ thảo có mấy loại? – Loại nào tốt?
- Muốn tăng sức đề kháng mùa dịch Covid – Đừng bỏ qua bài viết này!
- Ăn gì để tăng sức đề kháng? – Cẩm nang sức khỏe
- NANOFRANCE TỔ CHỨC CHUYẾN ĐI “KÍCH HOẠT NĂNG LƯỢNG – HƯỚNG TỚI THÀNH CÔNG”
- Toplist các hãng thực phẩm chức năng nổi tiếng nhất thế giới hiện nay!
- Điểm tên những loại thực phẩm tốt cho giảm cân được chuyên gia khuyên dùng!
- Tiên phong ứng dụng công nghệ Nano ở Việt Nam vào sản xuất dược phẩm
- Uống đông trùng hạ thảo lúc nào thì tốt nhất cho sức khỏe
- 5 cách giúp tăng sức đề kháng cho trẻ trong mùa dịch – Chìa khóa vàng cho sức khỏe của bé
- Uống thực phẩm chức năng có hại thận không? Những điều cần lưu ý