Dịch vụ

Cập nhật đầy đủ thông tin về công bố sản phẩm MỚI NHẤT!

Bạn đang quan tâm đến vấn đề công bố sản phẩm? Quan tâm đến thủ tục, quy định về công bố sản phẩm?… Bài viết này sẽ giúp giải đáp tất cả thắc mắc của bạn!

I. CÔNG BỐ SẢN PHẨM LÀ GÌ?

1. Hiểu đúng về khái niệm: Công bố sản phẩm

Công bố sản phẩm là việc công bố chất lượng sản phẩm. Đây là một trong những bước quan trọng mà các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp cần phải thực hiện trước khi đưa sản phẩm lưu hành trên thị trường.

Giấy công bố sản phẩm được ví như “tấm giấy lưu hành” của sản phẩm trên thị trường.

giấy xác nhận công bố thực phẩm chức năng

2. Sản phẩm nào cần thưc hiện công bố?

Tại Điều 6 Nghị định 15/2018/NĐ-CP có quy định danh sách các nhóm sản phẩm cần phải thực hiện công bố như sau:

Điều 6. Đăng ký bản công bố sản phẩm.

Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh thực phẩm phải đăng ký bản công bố sản phẩm đối với các sản phẩm sau đây:

1. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng chế độ ăn đặc biệt.

2. Thực phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi.

3. Phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng của bộ Y tế.

Uống thực phẩm chức năng có hại gì không

3. Vi phạm công bố sản phẩm - Doanh nghiệp bị ảnh hưởng gì?

Trong trường hợp cách doanh nghiệp không thực hiện công bố các sản phẩm của mình trước khi đưa chúng lưu hành ra thị trường sẽ bị xử phạt như thế nào?

→ Khi vi phạm quy định về công bố sản phẩm, doanh nghiệp có thể sẽ chịu các mức phạt dưới đây:

1. Phạt tiền từ 40-50 triệu đồng với các hành vi không đăng ký bản công bố sản phẩm nếu sản phẩm thuộc diện đăng ký bản công bố sản phẩm nếu sản phẩm thuộc diện phải đăng ký bản công sản phẩm…

2. Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, nhập khẩu thực phẩm từ 1-3 tháng đối với hành vi không đăng ký công bố sản phẩm.

3. Các cá nhân vi phạm phải khắc phục hậu quả bằng các hình thức như: Buộc thu hồi thực phẩm đối với vi phạm, buộ thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế hoặc buộc tiêu hủy thực phẩm.

II. NGHỊ ĐỊNH 15 CÔNG BỐ SẢN PHẨM

Để quản lý chặt chẽ việc công bố sản phẩm, ổn định thị trường, đảm bảo chất lượng sản phẩm, nhà nước đã cũng đã đưa ra những quy định cụ thể về việc công bố các sản phẩm. Tại nghị định 15 2018 đã đưa ra đầy đủ thông tin về các vấn đề sau:

1. Danh mục các sản phẩm cần thực hiện công bố.

2. Hồ sơ đăng ký bản công bố

3. Trình tự đăng ký bản công bố

Trong phần sau của bài viết này, NanoFrance sẽ hướng dẫn bạn cách hoàn thành thủ tục, quy trình công bố đáp ứng yêu cầu của cơ quan chức năng. Đừng quên tham khảo nhé!

nghị định 15 công bố sản phẩm

Xem đầy đủ chi tiết Nghị định 15: TẠI ĐÂY.

III. QUY TRÌNH CÔNG BỐ SẢN PHẨM

1. Công bố thực phẩm chức năng - Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

2. Công bố nhóm sản phẩm mỹ phẩm

3. Công bố sữa

IV. KHI LÀM CÔNG BỐ SẢN PHẨM - THƯỜNG GẶP KHÓ KHĂN GÌ?

1. Không xác định đúng đơn vị có thẩm quyền thực hiện công bố

Trong phần 3 của bài viết này, NanoFrance đã nhấn mạnh đến vấn đề “Nộp ở đâu” – Cơ quan có thẩm quyền nào phụ trách tiếp nhận và xử lý hồ sơ của bạn. Với từng sản phẩm khác nhau cần phải đến đúng đơn vị phụ trách để xử lý hồ sơ.

2. Chuẩn bị các thành phần trong hồ sơ không đúng theo quy định của Cơ quan chức năng

Mặc dù tại Nghị định 15 đã có quy định rất rõ ràng về các thành phần cần có trong bộ hồ sơ công bố. Tuy nhiên, đa phần các cá nhân không chuyên thường vướng mắc trong việc hoàn thiện từng loại giấy tờ bên trong. Điều này vô tình dẫn đến thời gian xử lý hồ sơ kéo dài hơn.

3. Gặp vấn đề liên quan đến ghi tên nhãn, thành phần cấu tạo, đơn vị chịu trách nhiệm về sản phẩm

Cụ thể:

→ Đối với tên nhãn: Quy định về đặt tên sản phẩm có tại Điều 6, Thông tư liên tịch số: 34/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT, như: Không được làm sai lệch hoặc gây hiểu nhầm cho người tiêu dùng, Tên sản phẩm có thể kèm những từ ngữ hỗ trợ khác giúp người tiêu dùng hiểu đúng về bản chất và điều kiện tự nhiên của sản phẩm…

→ Đối với thành phần cầu tạo: Thành phần cấu tạo phải được ghi trên nhãn sản phẩm, thứ tự các loại thành phần…

→ Đối với đơn vị chịu trách nhiệm về sản phẩm: Có sự khác biệt giữa sản phẩm sản xuất trong và ngoài nước.

V. TẠI SAO NÊN LỰA CHỌN ĐƠN VỊ THỨ 3 CUNG CẤP DỊCH VỤ CÔNG BỐ?

1. Ba ưu điểm của việc lựa chọn dịch vụ công bố bên ngoài

Có 3 lý do quan trọng khiến chúng tôi khuyên bạn nên lựa chọn dịch vụ công bố của đơn vị chuyên làm hồ sơ thay vì trực tiếp hoàn thiện:

1. Thủ tục nhanh gọn, bạn không mất công sức

2. Dịch vụ chuyên nghiệp, tiết kiệm thời gian, ra số nhanh hơn

3. Giúp sản phẩm phân phối ra thị trường sớm hơn, không làm ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh của bạn nhờ việc hoàn thiện thủ tục hồ sơ nhanh.

2. NanoFrance cung cấp dịch vụ công bố Chuyên nghiệp - Nhanh chóng - Chính xác!

Bên cạnh cung cấp dịch vụ chủ lực là: Sản xuất Thực phẩm chức năng, Mỹ phẩm, Sữa – Thực phẩm dinh dưỡng, Thiết bị Y tế, NanoFrance còn nhận hỗ trợ khách hàng hoàn thiện hồ sơ công bố các sản phẩm thuộc 4 nhóm:

  • Công bố thực phẩm chức năng
  • Công bố mỹ phẩm
  • Công bố sữa – Thực phẩm dinh dưỡng
  • Công bố Thiết bị Y tế

Với kinh nghiệm hợp tác cùng nhiều đơn vị phân phối sản phẩm, và đã hoàn thiện hồ sơ pháp lý cho gần 500 dòng sản phẩm khác nhau, NanoFrance tự tin sẽ đem đến chất lượng dịch vụ tốt nhất đến bạn!

NANOFRANCE CAM KẾT:

104 views


098 6859777

098 6859777

Liên hệ