Vị thuốc cát cánh
Cát cánh lợi ngũ tạng, trường vị, bổ khí huyết, trừ hàn nhiệt, ôn trung, tiêu cốc, liệu hầu yết thống, hạ cổ độc.
Tên đồng nghĩa: Platycodon glaucum (Thunb.) Nak., Campanu;a grandiflora Jacq.
Tên khác: Bạch thược, kết cánh, cánh thảo.
Tên nước ngoài: Balloon flower, chinese bell – flower, Japanese bell – flower.
Họ: Hoa chuông ( Campanulaceae).
Mô tả:
Cây thảo sống lâu năm, thân cao 50-80 cm.Rễ củ đôi, khi phân nhánh, vỏ ngoài màu vàng nhạt. Lá gần như không có cuống. Lá phía dưới hoặc mọc đối hoặc mọc vòng 3-4 lá. Phiến lá hình trứng, mép có răng cưa to. Lá phía trên nhỏ, có khi mọc cách. Hoa mọc đơn độc hay thành bông thưa. Dài màu lục, hình chuông rộng, mép có 5 thùy. Tràng hình chuông màu xanh tím hay trắng. Quả hình trứng ngược. Có hoa từ tháng 5-8. Quả tháng 7-9.
Phân bố: Cát cánh được trồng lâu đời ở Trung Quốc, sau du nhập sang Ấn Độ. Cây được nhập vào Việt Nam vào khoảng gần 40 năm.
Bộ phận dùng: Rễ đào vào mùa đông, lúc cây tàn lụi. Ở những cây đã trồng được hai năm (vùng cao) hoặc một năm (vùng đồng bằng) loại bỏ than, lá, rễ con, rử sạch đất cát. Cạo bỏ lớp vỏ ngoài rồi phơi hay sấy khô.
Thành phần hóa học:
Thành phần hóa học chủ yếu của cát cánh là platycodin A, C, D, D2. Các sapogenin là platycodigenin và acid polygalacic.
Ngoài ra cát cánh còn chứa phytosterol và một lượng đáng kể các chất thuộc nhóm tannin.
Tác dụng dược lý:
Trên lâm sàng, chất saponin của cát cánh có tác dụng tiêu đờm rõ rệt. Saponin của cát cánh có tác dụng phá huyết, làm tan máu. Ở độ pha loãng 1/10.000 saponin vẫn có tác dụng.
Tính vị, công năng:
Vị ngọt, hơi cay, tính bình, có tác dụng thông khí, phế, tiêu đờm, làm cho mủ độc vỡ ra ngoài.
Tác dụng:
- Lợi ngũ tạng, trường vị, bổ khí huyết, trừ hàn nhiệt, ôn trung, tiêu cốc, liệu hầu yết thống, hạ cổ độc (Biệt Lục).
- Phá huyết, khứ tích khí, tiêu tích tụ đàm diên, trừ phúc trung lãnh thống (Dược tính Bản Thảo).
- Khử đàm, chỉ khái, tuyên phế, bài nùng, đề phế khí (Trung Dược Học).
- Tuyên thông Phế khí, tán tà, trừ đờm, tiêu nùng, dẫn thuốc đi lên (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Bài thuốc:
Trị họng sưng đau: Cát cánh 8g, Cam thảo 4g. Sắc hoặc tán bột uống (Cát Cánh Thang – Thương Hàn Luận).
Trị ngực đầy nhưng không đau: Cát cánh, Chỉ xác, hai vị bằng nhau, sắc với hai chén nước còn 1 chén, uống nóng (Nam Dương Hoạt Nhân Thư).
Trị thương hàn sinh ra chứng bụng đầy do âm dương không điều hòa: Cát cánh, Bán hạ, Trần bì mỗi thứ 12g, Gừng 5 lát, sắc với 2 chén rưỡi nước, còn 1 chén, uống nóng (Cát Cánh Bán Hạ Thang – Nam Dương Hoạt Nhân Thư).
Trị ho suyễn có đàm: Cát cánh 60g, tán bột, sắc với nửa chén Đồng tiện, uống lúc nóng (Giản Yếu Tế Chúng phương).
Trị Phế ung, ho, ngực đầy, người như rét run, mạch sác, họng khô không khát nước, lâu lâu nhổ bọt tanh hôi như đờm cháo: Cát cánh 40g, Cam thảo 80g, sắc với 3 thăng nước còn 1 thăng, chia uống nhiều lần,lúc nóng. Buổi sáng uống thuốc mà buổi chiều nôn ra mủ, máu đặc là tốt (Cam Cát Thang – Kim Quỹ Yếu Lược).
Trị răng sâu, răng sưng đau: Cát cánh, Ý dĩ nhân, 2 vị tán bột, uống (Vĩnh Loại Kiềm phương).
Trị mũi chảy máu: Cát cánh, tán bột. Mỗi lầnuống 1 muỗng canh với nước, ngày 4 lần (Phổ Tế Phương).
Trị ho nhiệt, đàm dẻo đặc: Cát cánh 8g, Tỳ bà diệp 12g, Tang diệp 12g, Cam thảo 4g, sắc uống ngày 1 thang, liên tục 2-4 ngày (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị ho hàn đàm lỏng: Cát cánh 8g, Hạnh nhân, Tử tô mỗi thứ 12g, Bạc hà 4g, sắc uống liên tục 4 ngày (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị amidal viêm: Cát cánh 8g, Kim ngân hoa, Liên kiều mỗi thứ 12g, Sinh Cam thảo 4g, sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị phế ung, ngực đầy tức, ho mửa ra mủ đàm: Cát cánh 4g, Bạch mao căn 40g, Ngư tinh thảo 8g, Cam thảo (sống) 4g, Ý dĩ nhân 20g, Đông qua nhân 24g, Bối mẫu 8g, Ngân hoa đằng 12g sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
1.557 views
- Công dụng của lá húng chanh
- Viêm đường hô hấp trên ở trẻ sơ sinh
- Viêm phổi không điển hình
- Virus hợp bào (rsv) tác nhân gây bệnh hô hấp hàng đầu ở trẻ
- Sử dụng thực phẩm chức năng đúng cách
- Siết khâu sản xuất thực phẩm chức năng
- Những điều bạn cần biết yếu sinh lý nam giới (erectile dysfunction)
- Thực hành sản xuất tốt thực phẩm bảo vệ sức khỏe (gmp)
- Những điều bạn nên biết về ung thư trực tràng
- Phân biệt thực phẩm chức năng và thuốc?