Thử nghiệm lâm sàng về công dụng của nghệ trong điều trị viêm loét dạ dày và vi khuẩn hp
Các nghiên cứu lâm sàng của các nhà khoa học trên thế giới về công dụng của nghệ trong điều trị viêm loét dạ dày, tá tràng và trị vi khuẩn HP
Thử nghiệm lâm sàng pha II : Thử nghiệm công dụng của nghệ trong việc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng.
Tác giả nghiên cứu: PrucksunandC, IndrasukhsriB, Leethochawalit, M, Hungspreugs K.
Thời gian nghiên cứu: Năm 2001.
Nội dung của cuộc thử nghiệm như sau:
Cuộc thử nghiệm được tiến hành trên bệnh nhân bị viêm loét dạ dày tá tràng. Thử nghiệm được tiến hành trên 45 người : 24 nam, 21 nữ , độ tuổi từ 16 đến 60.
25 bệnh nhân bao gồm: 18 nam và 7 nữ, được nội soi và xác định vị trí loét của họ nằm ở dạ dày và tá tràng. Kích thước vết loét dao động từ 0.5 đến 1.5 cm . Mỗi bệnh nhân được chỉ định sử dụng viên nang có chứa nghệ, mỗi viên chứa 300mg, sử dụng 2 viên 1 lần, ngày 5 lần vào các thời điểm trước ăn từ 30-60 phút, vào 16 h và trước khi đi ngủ. Kết quả sau 4 tuần điều trị viêm loét đã biến mất 48 % tức nghĩa là 12 trường hợp. 18 trường hợp vết loét đã biến mất sau 8 tuần điều trị, 9 trường hợp vết loét không còn sau 12 tuần điều trị.
20 trường hợp còn lại không có vết loét, triệu chứng viêm và khó tiêu. Tất cả các bệnh nhân . Họ được chỉ định sử dụng viên nang chứa nghệ trong 4 tuần để điều trị. Các triệu chứng đau bụng và cảm giác không thoải mái giảm ngay tuần đầu và tuần thứ hai của đợt điều trị. Họ có thể ăn thức ăn thông thường hoặc thức ăn mềm.
Không có sự thay đổi nhiều trong công thức máu, chức năng gan và thận trong điều trị.
Thử nghiệm về tác dụng chống vi khuẩn Helicobacter pylori.
Tác giả: De R, Kundu P, Swarnakar S, Ramamurthy T, Chowdhury A, Nair GB, Mukhopadhyay AK.
Thời gian nghiên cứu: Năm 2009
Trung tâm nghiên cứu: Viện nghiên cứu quốc gia Kolkata, Ấn Độ.
Nội dung nghiên cứu như sau:
Lý do dẫn đến thất bào trong điều trị viêm dạ dày, loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày là do vi khuẩn Helicobacter pylori . Curcumin, diferuloymethan từ nghệ gần đây có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn HP. Hoạt tính kháng khuẩn của chất Curcumin chống lại 65 chủng lâm sàng của H. pylori trong thí nghiệm in vitro và khả năng chống nhiễm lại vi khuẩn HP trên vivo đã được kiểm chứng. MIC của cucurmin từ 5 -50 mcg/ ml cho thấy hiệu quả của nó trong việc chống lại sự tăng trưởng H. pylori trong in vitro không phụ thuộc vào đặc điểm di truyền của các chủng. Tác dụng kháng khuẩn của curcumin ở chuột nhắt C57BL / 6 bị nhiễm H. pylori và hiệu quả của nó trong việc giảm tổn thương dạ dày do nhiễm trùng đã được kiểm tra mô học. Curcumin cho thấy khả năng điều trị to lớn đối với nhiễm H. pylori do nó có hiệu quả cao trong việc loại trừ H. pylori khỏi chuột bị nhiễm bệnh cũng như phục hồi tổn thương dạ dày do H. pylori gây ra. Nghiên cứu này cung cấp những hiểu biết sâu sắc về hiệu quả điều trị của curcumin đối với nhiễm H. pylori, cho thấy tiềm năng của nó như là một liệu pháp thay thế, và mở ra con đường cho các nghiên cứu sâu hơn về việc xác định các đích mới của curcumin kháng khuẩn.
Trên đây là những thông tin về nghiên cứu lâm sàng của nghệ trong điều trị viêm loét dạ dày, tá tràng và chống lại vi khuẩn HP . Các bạn có thể tham khảo trên trang WEB: PUBMEB một trang web tập hợp các thông tin nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng của các quốc gia trên thế giới.
1.610 views
- Bạn biết gì về lupus ban đỏ hệ thống ?
- Chương trình từ thiện – mùa đông ấm vùng cao 2017
- Hội thao phòng cháy chữa cháy- Nanofrance
- Giải bóng đá công đoàn công ty NanoFrance
- Vị thuốc cát cánh
- Công dụng của lá húng chanh
- Viêm đường hô hấp trên ở trẻ sơ sinh
- Viêm phổi không điển hình
- Virus hợp bào (rsv) tác nhân gây bệnh hô hấp hàng đầu ở trẻ
- Sử dụng thực phẩm chức năng đúng cách