Di chứng hậu Covid kéo dài bao lâu? Làm thế nào không bị hậu Covid?
Mặc dù đã khỏi bệnh nhưng các bệnh nhân mắc Covid-19 vẫn phải chịu những di chứng như: ho, thở gấp, tim đập nhanh, dễ hụt hơi, rụng tóc, rối loạn nội tiết… Vậy làm thế nào không bị hậu Covid? Đọc ngay bài viết dưới đây để biết đáp án!
I. Hội chứng hậu Covid-19 là gì?
WHO đã đưa ra định nghĩa chính thức về hội chứng hậu Covid-19: Tình trạng hậu Covid-19 xảy ra ở những người có tiền sử nhiễm bệnh với các triệu chứng kéo dài ít nhất 2 tháng mà không thể giải thích bằng chẩn đoán thay thế.
Các kết quả nghiên cứu cho thấy:
- Có 33% -76% người bệnh có thể gặp triệu chứng hậu Covid-19 kéo dài ít nhất 6 tháng
- 20% người bệnh phải tái nhập viện
- 80% người bệnh phải theo dõi tại cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu trong vòng 2 tháng sau xuất viện.
II. Làm thế nào không bị hậu Covid?
1. Ai cũng có thể mắc hội chứng hậu Covid!
Các chuyên gia đưa ra nhận định: Ai cũng có thể mắc hội chứng hậu Covid, quan trọng là: Chúng biểu hiện như thế nào – Mức độ ra sao – Trong thời gian bao lâu!
“Dấu hiệu” nhận biết hậu Covid
Như đã nói ở trên, người mắc Covid đã khỏi bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng như: khó thở, hụt hơi, tim đập nhanh… tuy nhiên chúng chỉ là những biểu hiện PHỔ BIẾN và RÕ RÀNG nhất. Theo thống kê, có khoảng 200 triệu chứng liên quan đến hội chứng hậu Covid-19. → Chúng ta có thể mắc hội chứng hậu Covid nhưng không biết.
Mức độ nặng hay nhẹ
Một số người khỏi bệnh sau khi mắc COVID-19 nghiêm trọng có thể gặp phải các ảnh hưởng xấu tới đa cơ quan hoặc bệnh tự miễn dịch trong một thời gian dài kèm theo các triệu chứng trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng.
Không chỉ biểu hiện bằng các triệu chứng lâm sàng kể trên, người bệnh còn có thể xuất hiện những bất thường cận lâm sàng như tăng men tim kéo dài, rối loạn đường huyết, rối loạn hormon giáp, giảm độ lọc cầu thận; rối loạn chức năng hô hấp…
Hội chứng hậu Covid có thể kéo dài trong thời gian bao lâu?
Các triệu chứng hậu Covid có thể kéo dài trong khoảng thời gian 6 tháng hoặc ngắn hơn nếu có biện pháp trị liệu, luyện tập khoa học!
2. Đối tượng nào dễ mắc hội chứng hậu Covid hơn?
Nhiều nghiên cứu chứng minh độ nặng của Covid-19 cấp tính có liên quan những yếu tố nguy cơ, như tuổi già, nam giới, béo phì, bệnh mạch vành, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, đái tháo đường… Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào cho thấy nguy cơ mắc hội chứng hậu Covid liên quan đến các yếu tố kể trên.
Văn phòng Thống kê quốc gia Anh báo cáo hai nhóm có tỷ lệ mắc hội chứng hậu Covid-19 nhiều nhất là nữ và nhóm tuổi 35-49, những người sống ở các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi bệnh dịch, những người làm trong ngành y tế, và những người có vấn đề sức khoẻ khác hoặc tàn tật
Làm thế nào không bị hậu Covid? → Bị hậu Covid sau khi đã khỏi bệnh là điều KHÔNG thể tránh khỏi. Tuy nhiên, chúng ta có thể làm giảm sức ảnh hưởng của tình trạng này đến sức khỏe của mình!
III. Biện pháp giúp khắc phục hội chứng hậu Covid-19!
Các chuyên gia có đưa ra một số lời khuyên giúp các bệnh nhân cải thiện, khắc phục nhanh các triệu chứng hậu Covid-19 như:
→ Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng: Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, bổ sung nhiều thực phẩm giàu Vitamin, khoáng chất, Protein, uống đầy đủ nước, ăn nhiều hoa quả, rau xanh, bổ sung Vitamin…
→ Tập các bài thể dục nhẹ nhàng: Bạn có thể lựa chọn cách đi bộ khoảng 30 phút/ngày, sau đó tăng cường thêm những hoạt động yêu cầu nhiều thể lực hơn như: đạp xe, bơi lội, hít đất.
→ Luyện tập các bài tập thở để phục hồi phổi hậu Covid
→ Giữ cho bản thân có một tinh thần thoải mái nhất!
Ngoài ra, bạn cũng có thể lựa chọn một số loại thuốc hỗ trợ giúp làm giảm các triệu chứng của Covid như:
- Thuốc giúp trị ho mãn tính: benzonatate, thuốc xịt proair, thuốc chống đờm mucinex…
- Thuốc dành cho bệnh nhân tim đập nhanh
- Thuốc giúp điều trị các triệu chứng đau nhức khớp: Các loại thuốc không kê đơn như ibuprofen (nếu không bị đau dạ dày, bệnh lý ở thận) hoặc acetaminophen.
- Thuốc giúp điều trị tình trạng stress
Làm thế nào để không bị hậu Covid? – Bạn đã có được đáp án thông qua bài viết này của NanoFrance rồi chứ? Hãy nhớ thường xuyên theo dõi Website của chúng tôi để cập nhật thêm những kiến thức về Y – dược mới nhất!
33 views
- Có nên uống thực phẩm chức năng tăng cường sinh lý nam
- Trẻ em có dùng được đông trùng hạ thảo? Liều lượng sử dụng ra sao?
- Phục hồi phổi sau khi bị Covid – Việc làm thực sự CẦN THIẾT!
- Đông trùng hạ thảo có tốt cho phổi không? Phổi khỏe nhờ đông trùng hạ thảo!
- Tác dụng bổ phổi của đông trùng hạ thảo? Cách dùng cho người mắc bệnh phổi!
- Bạn chọn thử thách hay an toàn? – Chủ đề chào tháng 4 của văn phòng NanoFrance!
- Tuổi nào uống đông trùng hạ thảo? Trẻ mấy tuổi dùng được?
- [Giải đáp thắc mắc]: Độ tuổi nào uống được Collagen?
- Có nên uống đông trùng hạ thảo thường xuyên không?
- Tìm đáp án: Ai dùng được đông trùng hạ thảo – Ai không nên dùng?