Tin tức

Tác dụng bổ phổi của đông trùng hạ thảo? Cách dùng cho người mắc bệnh phổi!

Là một trong những loại dược liệu quý hiếm, được “quảng cáo” với rất nhiều tác dụng thần kì: Tăng sức đề kháng, bổ thận, chống lão hóa, ngăn ngừa ung thư…, vậy đông trùng hạ thảo có thực sự tốt? Tác dụng bổ phổi của đông trùng hạ thảo là thực sự hay chỉ là tin đồn? Bài viết dưới đây của NanoFrance sẽ giúp bạn tìm được câu trả lời!

I. Tác dụng bổ phổi của đông trùng hạ thảo – Có phải thực sự?

1. Nghiên cứu chứng minh tác dụng bổ phổi của đông trùng hạ thảo

Một nghiên cứu lâm sàng liên quan đến 50 bệnh nhân hen suyễn cho thấy một nhóm được điều trị bằng Cordyceps đã chứng minh tỉ lệ cải thiện 81,3% trong vòng 5 ngày, so với 61% trong vòng 9 ngày của nhóm được điều trị bằng thuốc kháng histamin thông thường. (Halpern, G. Cordyceps, nấm chữa bệnh của Chinas Avery Publishing 1999: 63-70.)

Sau một tháng sử dụng, người bệnh bị các bệnh về đường hô hấp cảm thấy mạnh mẽ và có thể chạy bộ trong 200 mét. Các người bệnh điều trị COPD (bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính) sử dụng đông trùng hạ thảo có cải thiện ho, đờm, và các triệu chứng phổi khác.

Tác dụng bổ phổi của đông trùng hạ thảo

Các nghiên cứu cũng chỉ ra lý do khiến đông trùng hạ thảo đem đến hiệu quả cao như vậy:

  • Hàm lượng acid amin phong phú, có tác dụng cao đối với phổi.
  • Chất polysaccharides trong loại dược liệu quý này có tác dụng khôi phục các tế bào nang phổi đã bị hư hỏng. 

2. Đông trùng hạ thảo có tốt cho phổi không?

Từ những nghiên cứu ban đầu, các chuyên gia có đưa ra 3 tác dụng nổi bật của đông trùng hạ thảo với phổi:

Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh liên quan đến phổi

→ Bổ phế ích thận, cầm huyết trừ đờm, tăng cường khả năng hoạt động của phế quản

→ Điều tiết cơ trơn phế quản, ức chế, diệt trừ các Mycobacterium tuberculosis và vi khuẩn khác có thể gây nhiễm trùng phổi

→ Khôi phục các tế bào nang phổi bị hư hỏng

→ Làm dịu thành cuống phổi, giãn động mạch tránh tình trạng cuống phổi bị thu hẹp dẫn đến đau thắt ngực

→ Thúc đẩy quá trình sản sinh Adrenalin (Loại hormon có tác dụng kích thích điều chỉnh làm tăng lượng Oxy cung cấp cho não và các cơ, làm giãn nở đồng tử và ức chế các chức năng không cần thiết của cơ thể trong các trường hợp khẩn cấp như: sốc phản vệ, huyết áp giảm đột ngột, đường thở tắc hẹp, chặn đường thở bình thường.)

Đông trùng hạ thảo đã chứng minh được hiệu quả cao với các loại bệnh phổi, hen phế quản, người hút thuốc, người mắc hen suyễn…

Tác dụng bổ phổi của đông trùng hạ thảo

Có tác dụng với các bệnh nhân ung thư phổi

Hoạt chất Cordycepine trong Đông Trùng Hạ Thảo có khả năng mạnh mẽ trong việc ức chế đồng thời diệt trừ các vi khuẩn gây nhiễm trùng và ung thư phổi.

Theo Giáo sư Đái Duy Ban, hoạt chất Cordycepine có vai trò tương tự như thuốc tổng hợp hoá học Acryclorvir trong điều trị các bệnh virut, nhiễm khuẩn. Cordycepine sinh ra cơ chế làm gián đoạn tổng hợp ADN cũng giống như hiệu quả phòng ngừa ung thư của một số tác nhân hoá trị liệu khác.

đông trùng hạ thảo nguyên con

Đông trùng hạ thảo phục hồi chức năng phổi hậu CV19

Phổi là một trong những bộ phận trên cơ thể chịu ảnh hưởng nhiều nhất của các bệnh nhân F0 đã khỏi bênh. Những tổn thương thường gặp nhất: Hình kính mở, xơ hóa phổi, viêm phổi tổ chức, dày các vách liên tiểu thủy, khí phế thũng… Kèm theo đó là các triệu chứng: khó thở, thở gấp, dễ hụt hơi…

Với tác dụng phục hồi, tái tạo tế bào phổi bị tổn thương, đông trùng hạ thảo cũng có tác dụng tốt để phục hồi chức năng phổi hậu CV19.

Như vậy, đáp án cho câu hỏi: Đông trùng hạ thảo có tác dụng bổ phổi không → Chắc chắn là CÓ!

II. Người mắc bệnh phổi, sử dụng đông trùng hạ thảo thế nào?

1. Về liều lượng sử dụng

Với trường hợp mắc các bệnh về phổi nhẹ: 1g/lần, 1 lần/ngày (từ 12 tuổi trở lên) và 0.5g/lần, 1 lần/ngày (từ 12 tuổi trở xuống).

Với trường hợp mắc các bệnh về phổi mạn tính: 1g/lần, 3 lần/ngày, 20 ngày/liệu trình (từ 12 tuổi trở lên). Đối với bệnh nhân từ 12 tuổi trở xuống: 0.5g/lần, 1 lần/ngày (trường hợp nặng 3 lần/ngày).

bệnh nhân phổi sử dụng đông trùng hạ thảo

Lưu ý: Trọng lượng trên được tính theo đông trùng hạ thảo khô. Với hạ thảo tươi, bạn cần phải x2.

2. Cách chế biến đông trùng hạ thảo

Bài thuốc trị ho, viêm phế quản với đông trùng hạ thảo

Nguyên liệu chuẩn bị: 10g đông trùng hạ thảo, 8g tang bạch bì, 6g khoản đông hoa, 3g cam thảo, 2g tiểu hồi hương.

Sắc số nguyên liệu trên với 400ml nước vào ấm sắc thuốc bắc và nấu. Chia uống làm 2- 3 lần/ngày. Có thể tăng giảm liều lượng cho phù hợp với đối tượng sử dụng.

Pha trà đông trùng hạ thảo

Pha trà theo tỷ lệ 1g đông trùng khô : 150ml nước ấm khoảng 65-70ºC. Pha trong khoảng 5-10 phút bằng ấm trà thủy tinh. Bạn có thể cho thêm hoa cúc khô, hoa hồng khô, nhân sâm, cam thảo… để tăng hương vị.

uống đông trùng hạ thảo đúng cách

Lưu ý: Trước khi pha trà, nên tráng qua đông trùng hạ thảo bằng nước ấm 1 lần để loại bỏ tạp chất và mùi.

Tác dụng bổ phổi của đông trùng hạ thảo có là sự thực? – Mong rằng với những thông tin trong bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc. Hãy sử dụng loại dược liệu quý hiếm này một cách cẩn trọng để nó có thể phát huy được tối đa tác dụng!

Đừng quên thường xuyên theo dõi Website của NanoFrance để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích khác về Y – dược!

45 views


098 6859777

098 6859777

Liên hệ