Tin tức

Ăn gì để tăng sức đề kháng? – Cẩm nang sức khỏe

Sức đề kháng được ví như lớp “lá chắn” giúp bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn, virus, ký sinh trùng… – những “nhân tố” khiến chúng ta sinh bệnh. Đối với những người sở hữu lớp “lá chắn mỏng, yếu”, vi khuẩn, virus có hại rất dễ xâm nhập, gây nên các bệnh liên quan đến amidan cổ họng, hệ thống tiêu hóa, dị ứng… Vậy cần ăn gì để tăng sức đề kháng? Làm sao để giảm được nguy cơ mắc bệnh trong thời điểm giao mùa – các yếu tố gây bệnh phát triển mạnh mẽ?

Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm đáp án!

I. Đi tìm đáp án: Ăn gì để tăng sức đề kháng

Dưới đây là một số loại thực phẩm được các chuyên gia tại Viện dinh dưỡng Quốc gia khuyến khích sử dụng để tăng sức đề kháng:

1. Ăn gì để tăng sức đề kháng? – Nên ăn tỏi

Nhắc đến những loại thực phẩm giúp tăng sức đề kháng tốt nhất, sẽ là một thiếu sót nếu bỏ qua tỏi. Trong thỏi chứa nhiều tinh dầu và hoạt chất allicin giúp sát trùng và chống viêm nhiễm hiệu quả. Các chuyên gia cũng khuyến cáo, mỗi người chỉ nên ăn khoảng 1-3 tép tỏi/ngày.

Các chế biến tỏi dễ ăn, giúp giữ lại tối đa dưỡng chất: KHÔNG nên đun tỏi ở nhiệt độ quá cao. Tốt nhất nên ăn sống.

Lưu ý: Không nên ăn quá nhiều tỏi vì có thể gây độc cho người sử dụng.

ăn gì tăng sức đề kháng

2. Tăng sức đề kháng nhờ trái cây họ cam quýt

Cam, quýt, bưởi… từ trước đến nay được biết đến là một trong những họ trái cây giàu Vitamin C nhất. Hàm lượng Vitamin C cao giúp làm tăng sự sản xuất bạch cầu, nhờ vậy giúp tăng sức đề kháng cơ thể.

Đặc điểm của Vitamin C là không trữ được trong cơ thể. Lượng Vitamin C dư thừa, không được sử dụng hết sẽ được đào thải trực tiếp ra ngoài bằng đường nước tiểu. Vì vậy, chúng ta cần phải bổ sung Vitamin C mỗi ngày.

Lưu ý: Trái cây họ cam quýt có lượng axit tương đối cao nên KHÔNG nên ăn lúc đói.

ăn gì giúp tăng sức đề kháng

3. Bạn có biết: Ổi cũng giúp tăng sức đề kháng

Ổi là một trong những loại trái cây giàu Vitamin C nhất hiện nay. Nhờ đó, chúng cũng có khả năng giúp tăng sức đề kháng. Ngoài ra, ổi rất giàu vitamin C và chứa các chất carotenoids, potassium – Những chất này có khả năng chữa lành các vết thương trong trường hợp viêm loét dạ dày.

ăn gì để tăng sức đề kháng

4. Bông cải xanh – Ăn gì để tăng sức đề kháng

Theo nghiên cứu, trong bông cải xanh chứa rất nhiều Vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể: Vitamin A, C, E. Chúng vừa giúp cơ thể tăng sức đề kháng, vừa đảm bảo sự sống cho cơ thể. Tuy nhiên, những dưỡng chất này có thể giảm đáng để nếu không chế biến đúng cách.

Gợi ý cách chế biến bông cải xanh giúp bảo toàn được dưỡng chất tối đa: Hấp hoặc luộc. Nếu có thể ăn sống dưới dạng salad là tốt nhất.

ăn bông cải xanh tăng sức đề kháng

5. Gừng – Loại củ giúp “lá chắn” cơ thể chắc chắn hơn

Ăn gì để tăng sức đề kháng? – Gừng chính là loại thực phẩm không thể bỏ qua. Theo Đông y, gừng có tính năng giúp giảm viêm, giảm đau họng và một số bệnh viêm khác.

Gừng có vị cay, tính ấm, khi sử dụng cùng nước ấm có tác dụng làm giãn các mao mạch, giúp tăng nhanh quá trình tiết mồ hôi, hỗ trợ quá trình tuần hoàn máu, làm ấm cơ thể từ trong ra ngoài để chống lại virus hợp bào hô hấp – nguyên nhân gây ra một số bệnh liên quan đến đường hô hấp như cảm lạnh.

Một số cách chế biến sử dụng gừng: Sử dụng như gia vị dùng trong bữa ăn, pha trà gừng, nấu chín gừng…

ăn gừng nâng cao sức đề kháng

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng kết hợp thêm một số loại thực phẩm giúp tăng sức đề kháng khác như: Các loại quả hạch, Kiwi, đu đủ, động vật có vỏ…

II. Chỉ ăn uống có giúp sức đề kháng của bạn tốt hơn?

Việc ăn uống đủ chất giúp tăng sức đề kháng chỉ là điều kiện CẦN giúp cơ thể khỏe mạnh, chống lại bệnh tật. Điều kiện ĐỦ: Bạn cần có một chế độ sinh hoạt lành mạnh, khoa học. Cụ thể:

  • Tập thể dụng: Không cần quá sức, chỉ cần những bài tập thể dụng nhẹ nhàng để kích thích các tế bào bạch cầu hoạt động tốt hơn.
  • Ăn uống lành mạnh: Ăn đúng bữa, bổ sung đầy đủ nước, trái cây cho cơ thể
  • Ngủ đủ giấc
  • Cố gắng giảm stress
  • Không sử dụng chất kích thích, rượu bia

Sức đề kháng tốt sẽ giúp chúng ta chống chọi lại bệnh tật tốt hơn!

tập thể dục thế thao

III. Làm sao để biết sức đề kháng của bạn bị suy giảm?

Khi cơ thế xuất hiện 5 dấu hiệu dưới đây, chứng tỏ rằng: Hệ miễn dịch của bạn đang bị suy giảm:

→ Cơ thể xuất hiện các vấn đề về tiêu hóa: Rối loạn tiêu hóa, đầy hơi, tiêu chảy…

→ Các vấn đề về nhiễm trùng: mắt đỏ, viêm tai, viêm xoang, nhiệt miệng, cảm lạnh, viêm phổi, nhiễm trùng nấm men…

→ Các vết thương lâu ngày mới khỏi

→ Cơ thế thường xuyên mệt mỏi

Những “đối tượng” có sức đề kháng dễ bị suy giảm nhất: Người lớn tuổi; Người mắc các bệnh lý nguy hiểm (nhiễm HIV, đang làm hóa trị, xạ trị ung thư, người ghép tạng, người suy giảm miễn dịch nguyên phát); Người ăn uống thiếu chất; Người thường xuyên thiếu ngủ….

dấu hiệu cho thấy hệ miễn dịch suy giảm

Việc hệ miễn dịch bị suy giảm – Điều kiện thuận lợi để vi khuẩn, virus tấn công. Do đó, cơ thể cũng sẽ dễ mắc bệnh hơn, đặc biệt là các bệnh lý như: Hô hấp, cảm lạnh, cảm cúm, CV19, viêm họng, viêm mũi dị ứng…

Ăn gì để tăng sức đề kháng? – Mong rằng bạn đã tìm được đáp án thông qua bài viết dưới đây. Hãy nhớ thường xuyên theo dõi Website của NanoFrance để cập nhật thêm nhiều thông tin về Y – dược mới nhất.

32 views


098 6859777

098 6859777

Liên hệ