Tin tức

Thực phẩm chức năng hay thực phẩm bảo vệ sức khỏe – Có phải là 1?

Thuật ngữ “thực phẩm chức năng”, “thực phẩm bảo vệ sức khỏe” không còn xa lạ với chúng ta. Đây là dòng sản phẩm giúp bổ sung dinh dưỡng, dưỡng chất, giúp phòng chống, hỗ trợ điều trị một số loại bệnh cụ thể, đem đến chất lượng cuộc sống tốt hơn. Thực phẩm chức năng hay thực phẩm bảo vệ sức khỏe có phải là một? Đọc ngay bài viết dưới đây để biết đáp án!

Thực phẩm chức năng hay thực phẩm bảo vệ sức khỏe

I. Thực phẩm chức năng hay thực phẩm bảo vệ sức khỏe có phải là một?

Để hiểu rõ hơn về thực phẩm chức năng (TPCN) và thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK), trước tiên, hãy cùng tìm hiểu rõ khái niệm của chúng.

1. Thực phẩm chức năng là gì

Theo quy định của Luật An toàn Thực phẩm (2010), TPCN được hiểu rằng: Là dòng thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của cơ thể con người, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng, giảm bớt nguy cơ mắc bệnh, bao gồm thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, thực phẩm dinh dưỡng y học.

Cũng từ khái niệm trên, những dòng sản phẩm được xếp vào “nhóm” thực phẩm chức năng gồm có:

  • Dòng sản phẩm giúp bổ sung
  • Thực phẩm bảo vệ sức khỏe
  • Thực phẩm dinh dưỡng về mặt y học

Những dòng sản phẩm trên giúp hỗ trợ chức năng cơ thể con người, tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh.

Thực phẩm chức năng hay thực phẩm bảo vệ sức khỏe

2. Thực phẩm chức năng hay thực phẩm bảo vệ sức khỏe có phải là một?

Với khái niệm trên, ta có thể khẳng định rằng: Đã là TPBVSK chắc chắn là TPCN nhưng TPCN chưa chắc đã là TPBVSK.

NanoFrance sẽ bổ sung thêm cho bạn một số thông tin về dòng sản phẩm Thực phẩm bảo vệ sức khỏe này! Đây là một loại thực phẩm chức năng được đưa ra dưới dạng liều (để có thể kiểm soát được) với những liều lượng nhỏ như là viên nang, viên nén, dạng bột, dạng lỏng và các dạng khác để sử dụng bằng đường uống, có chứa một hoặc hỗn hợp của các chất:

→ Các vitamin, khoáng chất, axit amin, axit béo, enzyme, probiotic và chất có hoạt tính sinh học khác.

→ Các chất có nguồn gốc từ tự nhiên, bao gồm các chất có nguồn gốc động vật, các chất khoáng và nguồn gốc thực vật ở các dạng như chiết xuất, phân lập, cô đặc và chuyển hóa.

Trên thực tế, tùy theo xuất xứ hoặc công dụng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe còn có các tên gọi khác: Thực phẩm cho mục đích đặc biệt (FOSU), thực phẩm sức khỏe (Health Supplements), Thực phẩm bổ sung chế độ ăn (Dietary Supplement), thực phẩm chức năng y học.

khái niệm về thực phẩm bảo vệ sức khỏe

II. Quy định của nhà nước về các dòng sản phẩm TPBVSK

Theo thông tư 43/2014/TT-BYT ngày 24/11/2014 quy định về quản lý thực phẩm chức năng, các yêu cầu đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe bao gồm:

Điều 10: Yêu cầu về nội dung công bố

1. Công bố về hàm lượng:

a) Thành phần chính tạo nên công dụng của sản phẩm phải được liệt kê trước cùng tên đầy đủ và hàm lượng. Các thành phần khác được liệt kê tiếp sau theo thứ tự giảm dần về khối lượng;

b) Hàm lượng của vitamin, khoáng chất có trong thực phẩm tính theo liều khuyên dùng hằng ngày của nhà sản xuất phải đạt được tối thiểu 15% RNI được quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này;

c) Hàm lượng tối đa của vitamin, khoáng chất có trong thực phẩm tính theo liều khuyên dùng hằng ngày của nhà sản xuất không được vượt quá ngưỡng dung nạp tối đa của các vitamin và khoáng chất được quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này;

d) Hàm lượng vitamin và khoáng chất có trong sản phẩm phải được ghi trên nhãn bằng số và phải được công bố dưới dạng tỉ lệ phần trăm (%) tính theo RNI, dựa trên liều khuyên dùng hằng ngày của sản phẩm hoặc dựa trên một đơn vị sử dụng (serving size).

Trong trường hợp Việt Nam chưa có mức RNI và ngưỡng dung nạp tối đa thì áp dụng theo quy định của CODEX hoặc các tổ chức quốc tế có liên quan.

2. Công bố khuyến cáo về sức khỏe (Health claims):

a) Công bố khuyến cáo về sức khỏe phải đúng bản chất của sản phẩm, chỉ công bố công dụng của thành phần cấu tạo có công dụng chính hoặc công bố công dụng hợp thành của những thành phần cấu tạo khi có bằng chứng khoa học chứng minh và không công bố công dụng theo cách liệt kê công dụng của các thành phần;

b) Công bố khuyến cáo về sức khỏe, liều lượng, đối tượng sử dụng và cách dùng phù hợp phải thống nhất và phù hợp với các tài liệu tại hồ sơ;

c) Khi hàm lượng vitamin, khoáng chất, các hoạt chất sinh học nhỏ hơn mức trong các tài liệu khoa học chứng minh thì không được công bố công dụng sản phẩm;

d) Khi hàm lượng vitamin, khoáng chất, các hoạt chất sinh học đạt như trong tài liệu khoa học khuyến cáo thì được công bố công dụng nhưng phải chỉ ra đối tượng, liều dùng phù hợp;

đ) Khi hàm lượng các thành phần cấu tạo chưa có mức RNI thì phải cung cấp tài liệu khoa học chứng minh về công dụng của thành phần đó cùng khuyến cáo liều dùng khi công bố.

3. Đối tượng sử dụng:

a) Đối tượng phải phù hợp với công dụng đã công bố và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận thông qua bản Xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm;

b) Phải cảnh báo đối tượng không được sử dụng (nếu có)

thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Điều 11: Yêu cầu về ghi nhãn tiếng Việt

Ngoài việc phải đáp ứng các yêu cầu tại Điều 6 của Thông tư này, nhãn thực phẩm bảo vệ sức khỏe phải đáp ứng các quy định sau đây:

1. Ghi cụm từ thể hiện tên nhóm thực phẩm: “Thực phẩm bảo vệ sức khỏe” trên phần chính của nhãn để phân biệt với thực phẩm thông thường và thuốc.

2. Khi lấy thành phần chính tạo nên công dụng của sản phẩm làm tên sản phẩm thì phải ghi rõ ở bên cạnh hoặc dưới tên sản phẩm trên phần nhãn chính và trong thành phần cấu tạo ở nhãn sản phẩm nội dung sau:

a) Hàm lượng hoạt chất trong thành phần đó nếu định lượng được; hoặc

b) Hàm lượng thành phần đó nếu không định lượng được hoạt chất trong thành phần.

3. Không ghi cơ chế tác dụng trên nhãn sản phẩm.

4. Phải ghi cụm từ “Chú ý: Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh” ngay sau phần ghi nhãn về công dụng của sản phẩm hoặc cùng chỗ với các khuyến cáo khác nếu có.

Cụm từ này phải có màu tương phản với màu nền của nhãn và chiều cao chữ không được thấp hơn 1,2 mm, đối với trường hợp một mặt của bao gói dùng để ghi nhãn nhỏ hơn 80 cm2 thì chiều cao chữ không được thấp hơn 0,9 mm.

Mong rằng với những thông tin trên, bạn đã biết được thực phẩm chức năng hay thực phẩm bảo vệ sức khỏe, chúng có phải là 1 hay không! Đừng quên thường xuyên theo dõi Website của NanoFrance để cập nhật thêm nhiều thông tin mới nhất về Y dược khác!

749 views


098 6859777

098 6859777

Liên hệ