Biểu hiện của trẻ thiếu sắt – Sức khỏe của trẻ bị ảnh hưởng do không bổ sung sắt kịp thời!
Theo thông tin tại Hội nghị công bố kết quả Tổng điều tra Dinh dưỡng toàn quốc 2019-2020 ngày 15/4/2021: Tỷ lệ thiếu máu ở nhóm trẻ dưới 5 tuổi trên cả nước là 19,6%. Đặc biệt tại khu vực núi phía Bắc, Tây Nguyên tỷ lệ này đặc biệt cao, lần lượt là 23,4% và 26,3%. Thiếu sắt là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến tình trạng thiếu máu này. Vậy biểu hiện của trẻ thiếu sắt có rõ ràng không?
Với các bậc cha mẹ, dựa vào những “dấu hiệu” gì để biết sức khỏe của con mình đang có vấn đề? Làm gì để giúp bé tránh được tình trạng thiếu sắt? Bài viết dưới đây của NanoFrance sẽ đưa ra cho bạn đáp án!
I. Một số biểu hiện của trẻ thiếu sắt nổi bật nhất
Một số dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy trẻ đang bị thiếu sắt:
→ Đối với trẻ sơ sinh sẽ xuất hiện tình trạng bị vàng da
→ Trẻ thiếu máu, thiếu sắt thường xanh xao, rõ ràng nhất là ở khu vực lòng bàn tay, bàn chân, vành tai, niêm mạc họng, kết mạc mắt nhợt nhạt
→ Trẻ thường chậm chạp, mệt mỏi, kém tập trung hay buồn ngủ, ít đùa nghịch
→ Thường xuyên hoa mắt, chóng mặt, khó thở khi cố gắng vận động mạnh; sút cân; rối loạn tiêu hóa…
→ Trẻ thường lười vận động, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng
→ Khó tập trung, dễ suy giảm trí nhớ
Trong trường hợp tình trạng thiếu sắt ở trẻ em trở nên trầm trọng, cơ thể của trẻ sẽ xuất hiện một số dấu hiệu đặc trưng như: Sưng bàn tay, bàn chân, tăng nhịp tim, khó thở.
Có thể nói: Chứng thiếu sắt sẽ có một số biểu hiện rất rõ ràng nhất đến tinh thần và thể trạng của trẻ. Đối với biểu hiện bên ngoài thường không quá rõ ràng. Muốn phát hiện sớm tình trạng thiếu sắt này, các bậc cha mẹ buộc phải theo dõi con cái mình một cách cẩn thận.
II. Thiếu sắt gây nên vấn đề gì về sức khỏe của trẻ?
Như chúng ta đã biết: Bên cạnh Vitamin A, Iot, sắt cũng là một trong vi chất quan trọng, thực hiện rất nhiều vai trò quan trọng trong chức năng sống của cơ thể:
- Tham gia vào quá trình cấu tạo nên hemoglobin để vận chuyển oxi đến các cơ quan
- Tham gia vào quá trình tạo myoglobin- sắc tố hô hấp của cơ
- Tham gia vào cấu tạo của nhiều enzyme hệ miễn dịch
⇒ Việc thiếu sắt sẽ gây nên rất nhiều ảnh hưởng đến quá trình phát triển thể chất và tinh thần của trẻ sau này. Cụ thể:
1. Trẻ phát triển không bình thường do thiếu sắt
Việc thiếu sắt sẽ khiến nguy cơ mắc các bệnh về nhiễm trùng của trẻ cao hơn. Cơ thể của trẻ cũng phát triển không bình thường, tình trạng sưng bàn tay, bàn chân, tăng nhịp tim, khó thở… xuất hiện. Đặc biệt, trẻ cũng sẽ chậm chạp, kém năng nổ hơn những bạn cùng lứa tuổi.
2. Xuất hiện hội chứng pica
Hội chứng pica còn được biết đến là tình trạng trẻ ăn bậy. Trẻ thường xuyên ăn những món không được xem là thực phẩm như: các chất bụi bẩn, đất sét, bụi bẩn… Việc ăn uống linh tinh sẽ khiến: răng bị hỏng, đau bụng, ngộ độc chì, phân có máu…
III. Cần làm gì để không xuất hiện biểu hiện của trẻ thiếu sắt?
Các chuyên gia đã đưa ra rất nhiều nguyên nhân để giải thích cho tình trạng thiếu sắt ở trẻ em, như:
→ Đối với trẻ sơ sinh: Lượng sắt do mẹ cung cấp trong quá trình mang thai chỉ đủ cung cấp trong vài tháng. Sau khi cơ thể bé tiêu hóa hết, trẻ sẽ lâm vào tình trạng thiếu sắt.
→ Đối với trẻ lớn hơn: Thực đơn hàng ngày mất cân đối, không bổ sung đủ chất cho trẻ. Việc sử dụng sữa bò nhiều khiến cơ thể khó hấp thụ sắt từ những loại thực phẩm khác cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng.
Từ việc chỉ ra nguyên nhân trên, các bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng cũng đưa ra một số cách giúp bổ sung sắt cho bé. Nếu bổ sung đầy đủ, các biểu hiện của trẻ thiếu sắt cũng sẽ không xuất hiện!
1. Phòng ngừa tình trạng thiếu sắt ở trẻ
Bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh
Cách tốt nhất bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh chính là thông qua sữa mẹ. Sữa mẹ cũng là loại thực phẩm trẻ dưới 1 tuổi có khả năng hấp thụ tốt nhất. Trong trường hợp trẻ không uống được sữa mẹ, bạn hãy sử dụng thực phẩm bổ sung sắt cho bé dựa trên hướng dẫn của bác sĩ.
Phòng ngừa chứng thiếu sắt nhờ chế độ ăn khỏe mạnh
Khi trẻ nhà bạn có thể ăn được thực phẩm rắng, hãy cung cấp một chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, lành mạnh cho bé. Một số loại thực phẩm giàu sắt, tốt cho trẻ phải kể đến: ngũ cốc dành cho em bé, rau xanh đậm (súp lơ, rau chân vịt, rau cải).
Bên cạnh bổ sung sắt, các mẹ cũng đừng quên bổ sung Vitamin C cho bé. Vitamin C đóng vai trò là chất trung gian giúp cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn. Một số loại củ quả giàu Vitamin C như: cam, ổi, cà chua, cà rốt, bông cải xanh, kiwi…
Lưu ý: Trong trẻ từ 1-5 tuổi, lượng sữa bò tiêu thụ tối đa chỉ khoảng 700ml/ngày.
2. Hướng dẫn cách điều trị đối với những trẻ thiếu sắt
Trong trường hợp trẻ đã xuất hiện các dấu hiệu thiếu sắt, cha mẹ nên chủ động sử dụng thực phẩm bổ sung sắt cho bé. Liều lượng được các chuyên gia khuyến khích sử dụng như sau:
- Trẻ 7-12 tháng: 11mg sắt/ngày
- 1-3 tuổi: 7mg sắt/ngày
- 4-8 tuổi: 10mg sắt/ngày
- 9-13 tuổi: 8mg sắt/ngày
- 14-18 tuổi: cần 15mg sắt/ngày (con gái) và 11mg sắt/ngày (con trai)
Để các biểu hiện của trẻ thiếu sắt không xuất hiện, bố mẹ hãy nhớ bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, cung cấp một chế độ ăn lành mạnh cho bé! Đừng quên thường xuyên theo dõi Website của NanoFrance để cập nhật thêm nhiều kiến thức về Y – dược mới nhất!
82 views
- Top 3 loại siro ho lá thường xuân “đắt hàng” nhất do NanoFrance sản xuất!
- Thực phẩm chức năng vitamin tổng hợp uống có tốt không?
- Tinh chất men bia tươi là gì? Lợi ích của men bia với sức khỏe
- 3 cách làm siro ho bạc hà trị ho tại nhà cực ĐƠN GIẢN!
- Thực phẩm bổ sung là gì? Có các loại thực phẩm bổ sung nào?
- Thực phẩm chức năng bổ sung Vitamin B6 sử dụng như thế nào?
- Đừng bỏ qua bài viết này nếu bạn đang muốn kinh doanh Collagen sáng hồng!
- Có nên uống thực phẩm chức năng không? Những điều cần lưu ý?
- Kiểm nghiệm mỹ phẩm ở đâu? Nhà nước quy định như thế nào?
- Top nhà máy sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe uy tín