Cỏ ngọt là gì? Dược liệu quý dành cho người tiểu đường!
Trong thành phần của các dòng thực phẩm bổ sung dành cho người tiểu đường đều có cỏ ngọt. Chúng được biết đến như là một chất thay thế đường an toàn và lạnh mạnh, có thể làm thực phẩm, không đem lại các tác động tiêu cực đến sức khỏe. Vậy cỏ ngọt là gì? Nó có đặc điểm như thế nào? Loại cỏ này được sử dụng để làm gì?
I. Cỏ ngọt là gì? Những điều bạn cần biết về cây cỏ ngọt
Cỏ ngọt là gì?
Cỏ ngọt (Stevia rebaudiana) còn có một số tên gọi khác như cúc ngọt, cỏ mật, là loại cây thuộc họ cúc. Đặc trưng của loại cây này:
- Loại cây màu xanh
- Cao khoảng 50cm–80cm
- Thân cây nhiều lông mịn
- Lá mọc đối nhau, có răng nhọn ở phần nửa về phía đầu lá, phủ lông trắng mịn, có hoa trắng mọc ở đầu cành
- Hoa thường nở từ tháng 10-12, nở thành cụm, mỗi cụm có khoảng 5 bông.
Cỏ ngọt thường vị rất đặc trưng và tập trung nhiều ở phần lá. Vì lý do đó, mà lá cây cỏ ngọt thường được sử dụng để làm thuốc, pha trà.
Thành phần của cỏ ngọt gồm gì? Công dụng của cỏ ngọt!
Trong có ngọt có một vài thành phần đặc biệt như: Protein, Steviol, Glycoside, chất béo, Rebauside, Carbohydrate, Stevioside. Chúng đều được đánh giá cao về thành phần tự nhiên, lành tính, ít gây tác dụng phụ. Trong số đó, thành phần “ngọt” chính là Stevioside và Rebauside. Độ ngọn của chúng cao gấp 250-300 lần mía đường. Dù ngọt hơn nhưng chất ngọt này lại không gây ảnh hưởng đến sức khỏe như đường mía, đường thốt nốt…
Vậy công dụng của cỏ ngọt là gì? → Theo Y học cổ truyền, cây cỏ ngọt có một số tác dụng nổi bật như:
→ Hỗ trợ giảm cân do Stevioside và Rebauside không khiến người sử dụng tăng cân.
→ Hỗ trợ điều trị đái tháo đường.
→ Cải thiện hệ tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng hơn
→ Hỗ trợ điều trị rối loạn mỡ máu và giúp phòng ngừa nhiều bệnh lý liên quan tới tim mạch.
Với nhiều công dụng đặc biệt như vậy, cỏ ngọt được sử dụng rất nhiều để sản xuất các loại thực phẩm bổ sung.
II. Tại sao cỏ ngọt lại được xem như “dược liệu vàng” cho người tiểu đường?
Bệnh tiểu đường xuất hiện khi lượng đường trong máu của bạn luôn cao hơn mức bình thường do cơ thể của bạn bị thiếu hụt hoặc đề kháng với insulin. Điều này dẫn đến rối loạn chuyển hóa đường trong máu. Lượng bột đường, đường thu thập vào cơ thể không thể chuyển hóa thành năng lượng mà tích tụ trong máu.
→ Người mắc bệnh tiểu đường PHẢI hạn chế lượng đường hấp thụ vào cơ thể.
Tuy nhiên, đường có trong cỏ ngọt lại khác hoàn toàn với đường trong tinh bột, đường mía, đường thốt nốt, mật… Nó đem đến vị ngọt nhưng lại không có nhiều năng lượng, Dù người mắc bệnh tiểu đường có sử dụng nhưng sẽ KHÔNG gây hiện tượng tích tụ đường trong máu.
Bạn vừa có thể ăn ngọt lại có thể kiểm soát được lượng đường nạp vào cơ thể ⇒ Cỏ ngọt được xem như loại dược liệu vàng dành cho người mắc tiểu đường.
III. Cách pha chế cỏ ngọt tại nhà cho người mắc bệnh tiểu đường
Với người tiểu đường, cách để sử dụng cỏ ngọt đơn giản, nhanh chóng nhất chính là pha trà. Cỏ ngọt được phơi sấy khô sau đó đem pha và uống như trà. Dưới đây là 2 cách pha trà cỏ ngọt, bạn đừng quên tham khảo nhé!
Trà cỏ ngọt – hoa cúc khô
Nguyên liệu chuẩn bị cần có: Hoa cúc khô (10-15gram), cỏ ngọt phơi khô (5-10gram), nước sôi (1-1.5L).
Cách pha chế: Rửa sạch hoa cúc, cỏ ngọt với nước sạch. Riêng hoa cúc nên ngâm trong nước ấm từ 3-5 phút. Tiếp tục cho hoa và cỏ ngọt vào ấm, rót thêm nước sôi và hãm như trà xanh.
Với loại trà này, bạn có thể uống nóng hoặc để nguội, hiệu quả vẫn sẽ được giữ nguyên.
Cách nấu nước cỏ ngọt
Đây là cách pha nước uống từ cỏ ngọt đơn giản nhất. Nguyên liệu gồm: 2.5gram lá cỏ ngọt phơi khô, 200ml nước. Đun sôi cỏ ngọt và lấy nước uống.
Lưu ý: Lượng uống mỗi lần chỉ khoảng 50ml. Mỗi ngày bạn có thể uống 2 lần.
Hãy sử dụng cỏ ngọt đúng cách để cải thiện tình trạng bệnh tiểu đường của mình nhé!
Cỏ ngọt là gì? Tác dụng của nó là gì? Sử dụng như thế nào? – Mong rằng bạn đã có được đáp án thông qua bài viết này. Hãy nhớ thường xuyên theo dõi Website của NanoFrance để cập nhật thêm nhiều thông tin, kiến thức về Y dược mới nhất!
165 views
- VIÊN NANG MỀM – NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT!
- Nên tiếp tục gia công viên hoàn hay chuyển đổi dạng bào chế khác?
- Viên hoàn cứng là gì? Có nên gia công viên hoàn cứng không?
- Quy trình gia công đóng gói mỹ phẩm tại NanoFrance có gì đặc biệt?
- Teamwork – Chủ đề chào đầu tháng của CBCNV NanoFrance tháng 12!
- CHÚC MỪNG SINH NHẬT CBCNV THÁNG 11 CỦA ĐẠI GIA ĐÌNH NANOFRANCE
- Giải bóng đá NanoFrance 2021 – Đoàn kết để thành công!
- NanoFrance được trao tiêu chuẩn nhà máy đạt chuẩn GMP
- Dịch vụ gia công thạch giảm cân
- Quy trình sản xuất siro thuốc của NanoFrance