Tin tức

Có thể bạn chưa biết: Trẻ em bị thiếu sắt dù được ăn uống đầy đủ!

Bạn có biết: Tình trạng trẻ em bị thiếu sắt vẫn xuất hiện ngay cả khi được ăn uống đầy đủ thịt cá, rau xanh? Bạn có biết rằng việc không có đủ sắt sẽ gây ra rất nhiều vấn đề nghiêm trọng đến sự phát triển của trẻ? Đừng bỏ qua bài viết này nếu bạn thực sự quan tâm đến sức khỏe con cái của mình!

I. Trẻ em bị thiếu sắt sẽ gây ra những vấn đề sức khỏe nào?

Theo các chuyên gia, trẻ bị thiếu sắt sẽ gây ra một số vấn đề trong quá trình phát triển thể chất vè tinh thần của trẻ, cụ thể:

  • Cơ thể phát triển chậm
  • Suy giảm nhận thức
  • Làm xuất hiện tình trạng rối loạn hành vi “pica”

Nếu không được chữa trị kịp thời, có thể gây ra các vấn đề về rối loạn tâm thần, vận động, trẻ sẽ phát triển không bình thường.

trẻ em bị thiếu sắt

II. Dấu hiệu nào cho thấy trẻ đang bị thiếu sắt?

Vậy làm sao để cha mẹ có thể phát hiện được vấn đề trẻ bị thiếu sắt? Dấu hiệu nào cho thấy trẻ nhà bạn đang gặp tình trạng này? Chúng tôi đã tham khảo ý kiến chuyên gia và tổng hợp lại một số dấu hiệu sau:

Về biểu hiện bên ngoài

Biểu hiện rõ ràng nhất cho thấy trẻ bị thiếu sắt – Xanh xao, vàng vọt. Có thể nhìn rõ nhất ở lòng bàn tay, bàn chân, khu vực vành tai, niêm mạc họng, kết mạc, mắt nhợt nhạt.

Dấu hiệu trẻ em bị thiếu sắt trong hoạt động hàng ngày

Trong trường hợp bị thiếu sắt, trẻ sẽ xuất hiện một số biểu hiện “bất thường” trong hoạt động thường ngày như:

→ Chạy chậm chạp, mệt mỏi, kém tập trung, hay buồn ngủ, ít đùa nghịch

→ Thường xuyên xuất hiện hiện tượng hoa mắt, chóng mặt, khó thở khi chạy nhảy, vận động

→ Trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm trùng

→ Khi học thường kém tập trung, giảm trí nhớ, hay cáu gắt

Đặc biệt, trẻ xuất hiện một số “dấu hiệu lạ” như: ăn những thứ kỳ quái, các chất bụi bẩn, đất sét, sơn…, không làm chủ được hành động của mình – đó là biểu hiện trẻ đã mắc “hội chứng pica”.

biểu hiện của trẻ em bị thiếu sắt

III. 3 trường hợp trẻ có nguy cơ cao bị thiếu sắt

Liệu con bạn có nguy cơ bị thiếu sắt không? Trẻ có những đặc trưng nào, khả năng thiếu sắt sẽ cao hơn? Dưới đây là một số nhận định từ các chuyên gia: 3 trường hợp trẻ dưới đây có nguy cơ mắc chứng thiếu sắt cao:

Trẻ đẻ non và có cân nặng thấp

Ngay từ trong bụng mẹ trẻ đã được bổ sung sắt nhờ chính chế độ ăn uống hàng ngày của người mẹ. Lượng sắt này đã đủ cho trẻ đến khi 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, với những trẻ đẻ thiếu tháng hoặc có trọng lượng sinh thấp hơn mức tiêu chuẩn, lượng sắt này chỉ đủ đến khi 2 tháng tuổi. Vì vậy, đây là những “đối tượng” có nguy cơ thiếu sắt cao hơn.

Uống lượng lớn sữa bò

Phần lớn các mẹ không biết rằng: Sữa bò có RẤT ÍT sắt, thậm chí chúng còn là “nguyên nhân” cản trở cơ thể hấp thụ sắt từ các nguồn thực phẩm khác. Sữa bò cũng gây nên tình trạng kích ứng dạ dày của trẻ.

→ Những trẻ cai sữa sớm (trước năm 1 tuổi), sử dụng sữa bò thay thế sữa mẹ sớm có khả năng thiếu sắt cao hơn.

trẻ em cai sữa mẹ sớm

Chế độ ăn ít sắt

Dù cha mẹ có cung cấp một thực đơn đầy đủ rau củ, thịt, cá nhưng không biết cách cân bằng đủ lượng chất dinh dưỡng, lượng sắt… trẻ em bị thiếu sắt là chuyện vẫn có thể xảy ra. Theo nghiên cứu: Trung bình cơ thể chỉ hấp thụ khoảng 1mg sắt trên tổng số 10-20mg sắt tiêu thụ.

Nếu trẻ nhà bạn thuộc 1 trong những trường hợp trên, bố mẹ đừng quên cân bằng lại lượng chất dinh dưỡng nạp vào cơ thể bé mỗi ngày.

IV. Chứng bệnh thiếu sắt ở trẻ em điều trị và phòng ngừa như thế nào?

3 cách giúp phòng ngừa được tình trạng thiếu sắt ở trẻ em

Bố mẹ đừng quên ghi lại 3 cách phòng chống tình trạng thiếu sắt cho con trẻ dưới đây nhé!

→ Cho trẻ bú sữa mẹ đều đặn tối thiểu đến hết năm 1 tuổi.

→ Cung cấp chế độ ăn uống cân bằng: bổ sung thêm một số loại rau củ quả giàu chắt sắt như ngũ cốc, rau có màu xanh đậm, thịt gà, cá, thịt đỏ, đậu.

→ Bổ sung thêm vitamin C giúp trẻ hấp thụ sắt tốt hơn. Với trẻ nhỏ, chúng tôi khuyến khích bạn nên sử dụng vitamin C từ những loại thực phẩm tự nhiên như cà chua, cam, dâu tây, bông cải xanh, khoai tây…

chế độ ăn giúp bổ sung sắt

Trẻ em bị thiếu sắt – Điều trị ra sao?

Với những trẻ em những dấu hiệu thiếu sắt đã biểu hiện rõ ràng, việc cần làm lúc ngày chính là bổ sung sắt trực tiếp bằng các loại viên uống. Liều lượng khoảng:

  • Trẻ em khoảng 7-12 tháng: 11mg/ngày
  • 1-3 tuổi: 7mg/ngày
  • 4-8 tuổi: 10mg/ngày
  • 9-13 tuổi: 8mg/ngày
  • 14-18 tuổi: 15mg/ngày (con gái) và 11mg/ngày (con trai)

Trên đây là đầy đủ những thông tin về chứng thiếu sắt ở trẻ em. Cha mẹ cần lưu ý để đảm bảo con cái có một sức khỏe tốt nhất!

Đừng quên thường xuyên theo dõi Website của NanoFrance để cập nhật thêm nhiều thông tin thú vị khác!

25 views


098 6859777

098 6859777

Liên hệ