Tin tức

Bổ sung “TẤT TẦN TẬT” các kiến thức về bệnh cảm cúm

Theo số liệu của Bộ Y tế: Trung bình mỗi năm số lượng người Việt Nam nhập viện vì cảm cúm khoảng 5000-8000, tuy nhiên con số này chỉ ghi nhận ở 3 thành phố lớn là Hà Nội, TP. HCM, Đà Nẵng. Trong số đó, có khoảng 2% người tử vong do bệnh đã biến chứng nặng. Giao mùa cũng là thời điểm cúm bùng phát mạnh mẽ hơn, số lượng bệnh nhân cũng tăng cao hơn.

Đừng để bạn trở thành 1 trong số 5000 -8000 bệnh nhân trên. Hãy bảo vệ chính bản thân mình bằng cách trang bị đầy đủ kiến thức về cúm, cách phòng – chống loại bệnh này!

bệnh cảm cúm

I. 5 kiến thức về bệnh cảm cúm bạn cần phải biết!

1. Dù đã tiêm vaccine nhưng vẫn có thể mắc cúm

Ít người biết rằng, các chủng virus cúm thay đổi hàng năm, vì vậy các nhà nghiên cứu chỉ có thể theo dõi một vài chủng cúm và điều chế vaccine phòng ngừa cho chúng.

Thực trạng chích ngừa vaccine hiện nay: Bệnh cảm cúm xuất hiện do các virus cúm nhóm A, B, C. Trong đó, virus cúm nhóm A, B là nguyên nhân khiến cúm bùng phát theo mùa; nhóm C gây ra các triệu chứng hô hấp nhẹ hơn. Vaccin cúm hiện nay chỉ có thể giúp chúng ta tránh khỏi virus cúm nhóm A và B. Điều này đồng nghĩa với việc: Dù bạn đã tiêm vaccine nhưng vẫn có thể mắc cúm!

bệnh cảm cúm

Vaccine cảm cúm

2. “Con đường” giúp cúm lây lan

Cảm cúm lây qua đường hô hấp thông qua 2 cách:

  • Con đường trực tiếp qua giọt bắn khi bệnh nhân hắt hơi
  • Lây gián tiếp qua việc tiếp xúc: Xoa tay rồi đưa lên mắt, mũi miệng

Nếu đeo khẩu trang, rửa tay với dung dịch rửa tay thường xuyên, bạn hoàn toàn có thể “chặn” được đường lây lan, truyền nhiễm này!

3. Dấu hiệu nào cho thấy bạn đã mắc bệnh cảm cúm?

Nếu mắc phải nhiều hơn 1 trong các dấu hiệu dưới đây, chắc chắn bạn đã mắc cúm: Sốt cao (trên 40°C); thường xuyên ớn lạnh; ho, hắt hơi, sổ mũi nhiều; cơ thể mệt mỏi, đau họng, đau cơ, đau đầu; mắt nhạy cảm với ánh sáng; dạ dày khó chịu.

dấu hiệu của cảm cúm

Lưu ý: Những triệu chứng này sẽ biểu hiện rõ ràng bắt đầu từ 24-48 giờ sau khi tiếp xúc với virus. Chúng sẽ khéo dài từ 3-5 ngày. 

4. Một vài cách điều trị cảm cúm

Nếu mắc cảm cúm ở mức nhẹ, bạn có thể tự đều trị tại nhà. Dưới đây là một vài cách điều trị cảm cúm được các chuyên gia khuyến cáo:

  • Uống nhiều nước: sẽ giúp long đờm, làm ẩm cổ họng, giảm ho khan, ngăn ngừa mất nước
  • Nên ăn thức ăn lỏng: nên ăn nhiều thức ăn loãng, nước ép trái cây, trà chanh
  • Nghỉ ngơi nhiều hơn: nghỉ ngơi, duy trì năng lượng giúp chống lại sự nhiễm trùng
  • Nên làm ẩm không khí xung quanh: sẽ giúp cổ họng đỡ đau rát hơn
  • Thường xuyên rửa mũi: sử dụng thuốc xịt giúp thông thoáng mũi hơn
  • Lựa chọn một số loại thuốc trị cảm cúm như: Paracetamol, Aspirin, Ibuprofen…

Bên cạnh đó, bạn nên tuân theo một số nguyên tắc sau: tránh các chất kích thích, hạn chế lây bệnh cảm cúm cho người khác.

thuốc trị cảm cúm - Paracetamol

Paracetamol thường được sử dụng để trị cảm cúm

5. Những đối tượng dễ mắc cảm cúm

Có 4 đối tượng dễ mắc bệnh cảm cúm nhất trong thời điểm giao mùa là: Trẻ em dưới 5 tuổi, người trên 65 tuổi, phụ nữ mang thai và người có hệ miễn dịch yếu. Chính vì dễ mắc bệnh nên, những đối tượng này cần tăng cường phòng bệnh.

Để hạn chế mắc cúm, các chuyên gia khuyến cáo nên: uống nhiều nước ấm, bổ sung chất đạm, kẽm, thường xuyên làm sạch nhà cửa, văn phòng, thường xuyên vệ sinh mũi bằng chai xịt rửa mũi.

trẻ em - Đối tượng dễ mắc cảm cúm nhất

Cảm cúm lâu ngày không khỏi phải làm sao? Nếu uống thuốc, áp dụng các cách chữa trị bệnh không khỏi, bạn nên đến gặp bác sĩ. Việc đi khám, xét nghiệm sớm sẽ giúp bạn tránh được nguy cơ biến chứng. 

II. Cảm lạnh – Cảm cúm: 2 bệnh hoàn toàn khác biệt

Cảm cúm và cảm lạnh đều là CẢM nhưng chúng lại không hoàn toàn giống nhau! Chúng ta cần phải phân biệt rõ nếu muốn chữa khỏi bệnh dứt điểm trong thời gian ngắn:

Cảm lạnh thông thường, tình trạng đau cơ, ho, đau ngực thường nhẹ hơn. Tình trạng sốt, đau đầu hay mệt mỏi thường ít gặp hơn.

Riêng với cúm: Người bệnh sẽ sốt cao, đau đầu, đau cơ, thường xuyên mệt mỏi, tắc mũi, chảy mũi, đau họng.

Mong rằng bài viết này có ích cho bạn. Hãy nhớ thường xuyên theo dõi Website nanofrance.com.vn để cập nhật thêm nhiều kiến thức mới nhất về Y – Dược!

55 views


098 6859777

098 6859777

Liên hệ