Sốt xuất huyết bùng phát mạnh vào tháng 11. Đừng nhầm lẫn với Covid 19!
Tháng 7 đến tháng 11 hàng năm – thời điểm muỗi vằn phát triển nhiều nhất, đây cũng là lúc sốt xuất huyết bùng phát. Tuy nhiên, năm 2021, “song hành” cùng với sốt xuất huyết là Covid 19 với những biểu hiệu ban đầu khá giống nhau: sốt, ho, mệt mỏi…
Vậy làm sao để phân biệt được sốt xuất huyết và Covid 19? Đọc ngay bài viết dưới đây của nanofrance.com.vn để biết thêm thông tin chi tiết!
I. Những điều bạn cần phải biết về bệnh sốt xuất huyết!
1. Sốt xuất huyết – Nguyên nhân do đâu?
Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, do Virus Dengue gây ra. Trung gian truyền bệnh chủ yếu là muỗi Aedes Aegupti (muỗi vằn). Chúng ta hoàn toàn có thể bị mắc sốt xuất huyết nếu như bị muỗi mang Virus Dengue trong mình đốt.
Mùa mưa hàng năm (từ tháng 7- tháng 11) là thời điểm muỗi vằn phát triển, sinh sản nhiều nhất. Đây cũng là lý do tại sao sốt xuất huyết bùng phát.
2. Làm thế nào để nhận ra bạn đã mắc bệnh?
Với người lớn và trẻ em, triệu chứng của loại bệnh này tương đối giống nhau: sốt cao, có thể lên đến 40,5 độ C; đau khớp, đau cơ; đau phía sau mắt, phát ban, buồn nôn, ói mửa…
Tuy nhiên, đối với trẻ nhỏ <1,5 tuổi, chưa thể cảm nhận và miêu tả rõ tình trạng cơ thể cho người lớn, bố mẹ cần phải theo dõi cẩn thận nhiệt độ cũng như các biểu hiệu phát ban bên ngoài.
Da xuất hiện các vết phát ban
Theo thông tin từ Bệnh viện Bạch Mai, từ đầu tháng 9, các ca nhập viện liên quan đến sốt xuất huyết tăng mạnh, với các dấu hiệu đặc trưng là: Sốt cao đột ngột, đau mỏi người, phát ban, hạ tiểu cầu… Đặc biệt, năm 2021, số ca nhập viện có biến chứng nặng tăng cao như: tràn dịch ổ bụng, tiểu cầu hạ thấp kèm xuất huyết.
3. Các giai đoạn phát triển của bệnh
Khi mắc sốt xuất huyết, người bệnh sẽ phải trải qua 4 giai đoạn của bệnh là: Ủ bệnh – Sốt – Nguy hiểm – Hồi phục:
Giai đoạn ủ bệnh
Thời gian ủ bệnh sẽ kéo dài khoảng 3-10 ngày. Giai đoạn này người bệnh thường không có triệu chứng. Chính vì thế, ngay cả khi mắc sốt xuất huyết, chúng ta cũng khó có thể biết được.
Giai đoạn sốt
Sau thời gian ủ bệnh, cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện những triệu chứng sốt xuất huyết rõ ràng hơn:
- Sốt cao đột ngột, liên tục
- Đầu đau nhức
- Cơ thể cảm thấy mệt mỏi, buồn nôn, nhức 2 hỗ mắt
- Da xung huyết, có chấm tuyết dưới da, chảy máu chân răng
Nếu xuất hiện những dấu hiện này, bạn hãy đến ngay các cơ sở Y tế gần nhất để khám chữa bệnh!
Giai đoạn nguy hiểm
Đây là giai đoạn nguy hiểm nhất trong giai đoạn mắc sốt xuất huyết. Sốt có thể sẽ giảm, tuy nhiên, các dấu hiệu của việc xuất huyết niêm và tạng, cụ thể: biểu hiện lừ đừ, phù mi mắt, tràn dịch màng phổi… Giai đoạn nguy hiểm thường xuất hiện vào ngày thứ 3-7 của bệnh.
Giai đoạn hồi phục
Sau giai đoạn nguy hiểm khoảng 24-48 giờ, người bệnh sẽ chuyển dần sang hồi phục: Sốt sẽ hết, muốn ăn hơn, huyết áp ổn định.
Sốt xuất huyết nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời, rất có thể sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
II. Sốt xuất huyết và Covid 19 có gì khác nhau?
Sốt xuất huyết và Covid 19 đều có dấu hiệu ban đầu là SỐT. Nhưng làm sao để biết bạn bị mắc loại bệnh nào?
Theo thông tin từ Bệnh viện Đa khoa Hà Đông (Hà Nội) có một số trường hợp bệnh nhân có các biểu hiện như: sốt nóng, đau mỏi người, đau đầu, nôn. Nhưng khi xét nghiệm lại dương tính với Aedes Aegupti. Rõ ràng, triệu chứng giống nhau nhưng loại bệnh mắc phải lại hoàn toàn KHÔNG giống!
Sốt xuất huyết và covid đều có biểu hiện sốt cao
“Nguồn lây và yếu tố dịch tễ của sốt xuất huyết và Covid 19 hoàn toàn KHÔNG GIỐNG NHAU” – Đây là khẳng định của PGS.TS Đỗ Duy Cường, GĐ Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, BV Bạch Mai. Cụ thể:
1. Yếu tố dịch tễ và nguồn lây
Đầu tiên về nguồn lây: Covid 19 lây qua đường hô hấp, tiếp xúc. Sốt xuất huyết lây qua đường máu do muỗi vằn đốt.
Về yếu tố dịch tễ: Khi xét nghiệm, dịch tễ của bệnh nhân mắc Covid 19 và sốt xuất huyết hoàn toàn khác nhau.
2. Phân biệt thông qua các dấu hiệu bên ngoài
Sốt xuất huyết có biểu hiện đặc trưng là: Da xung huyết, mặt cùng mạc mắt đều đỏ. Nếu nặng hơn thì sốt xuất huyết có thể dẫn đến sốc do máu bị cô đặc.
Riêng với Covid 19, sẽ có biểu hiện đặc trưng là: Ho, khó thở, ngạt mũi, nặng hơn là viêm phổi và suy hô hấp.
Covid có biểu hiệu chủ yếu là: Ho, sốt, khó thở
Chúng ta hoàn toàn có thể phân biệt được 2 loại bệnh này nhờ vào những dấu hiệu trên!
III. 3 loại thuốc KHÔNG nên sử dụng khi mắc sốt xuất huyết
Khi cơ thể xuất hiện các dấu hiệu mắc bệnh, bạn KHÔNG nên tự ý mua thuốc tại các cửa hàng. Đặc biệt, nên tránh các 3 loại thuốc nằm trong danh sách dưới đây:
1. Aspirin
Mặc dù Aspirin rất có hiệu quả trong việc giảm đau đầu, sốt nhưng với người mắc sốt xuất huyết thì nó lại được ví như “độc dược”. Khi dung Aspirin, các biến chứng của sốt xuất huyết sẽ trở nặng hơn, gây chảy máu.
2. Thuốc giảm đau, kháng viêm NSAID
Một số loại thuốc chống viêm không Steroid như: Diclofenac, Ibuprofen, tác hại của chúng với người mắc Covid 19 cũng tương tự. Các biến chứng liên quan đến chảy máu cũng tăng lên.
3. Thuốc chống đông
Nhiều người trong chúng ta có xu hướng lựa chọn các loại thuốc chống đông máu với mong muốn hạn chế tình trạng “xuất huyết”. Nhưng thực tế, tác dụng của các loại thuốc chống đông hoàn toàn ngược lại!
Không nên sử dụng Aspirin!
Tóm lại, sử dụng thuốc không đúng cách, hoàn toàn có thể bị phản tác dụng, bệnh trở nên nặng hơn.
IV. Nên chủ động phòng hơn chữa trị sốt xuất huyết!
Bị muỗi vằn mang Virus Dengue đốt – Nguyên nhân “chủ chốt” khiến chúng ta mắc sốt xuất huyết. Do đó, hạn chế tối đa việc bị muỗi chích là biện pháp phòng bệnh tốt nhất. Bộ Y tế đã khuyến cáo mọi người dân nên:
- Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước, hạn chế muỗi sinh sản
- Diệt bọ gậy, loăng quăng thường xuyền 1 tuần/lần
- Nên ngủ trong màn, mặc quần áo dài cả ngày
- Tích cực tham gia phun hóa chất, diệt muỗi vằn
Phòng chống bệnh tốt là biện pháp tốt giúp bạn có thể bảo vệ được sức khỏe của mình!
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này. Hãy nhớ thường xuyên theo dõi Website của Nano France để cập nhật thêm nhiều tin tức về Y – Dược mới nhất!
30 views
- NANOFRANCE MỞ LỚP ĐÀO TẠO CHUYÊN SÂU VỀ BAO BÌ SẢN PHẨM
- TÂM THƯ GIÁM ĐỐC GỬI CBCNV NANOFRANCE MÙA DỊCH COVID-19
- CHÚC MỪNG SINH NHẬT CBCNV THÁNG 8/2021
- CÔNG TY NANOFRANCE TỔ CHỨC LẤY MẪU XÉT NGHIỆM COVID-19 CHO CÁN BỘ CÔNG NHÂN VIÊN
- NANOFRANCE TỔ CHỨC NHIỀU LỚP ĐÀO TẠO CHO CBCNV
- CÔNG TY NANOFRANCE TỔ CHỨC ĐÀO ĐẠO HỘI NHẬP CHO CBCNV MỚI
- CHÚC MỪNG SINH NHẬT CBCNV THÁNG 5/2021
- Chăm sóc sức khỏe xương khớp bằng vi chất dinh dưỡng
- CÔNG TY NANOFRANCE TỔ CHỨC LỚP ĐÀO TẠO, NÂNG CAO NGHIỆP VỤ KẾ HOẠCH SẢN XUẤT CHO CBCNV
- PHYTOESTROGENS – MÓN QUÀ THIÊN NHIÊN DÀNH CHO PHỤ NỮ