Tin tức

Nguồn vốn nhỏ – Mô hình kinh doanh thực phẩm chức năng nào sẽ phù hợp?

Theo thống kê năm 2019: Lượng người sử dụng TPCN đã đạt con số hơn 20 triệu người, chiếm hơn 21% dân số Việt Nam. Con số này dự kiến đến năm 2022 sẽ tăng thêm khoảng 3-5%. Điều này cho thấy, thị trường kinh doanh TPCN vẫn có tiềm năng kinh doanh trong những năm tới. Bạn muốn “khởi nghiệp” với việc kinh doanh TPCN nhưng nguồn vốn lại không dồi dào? Mô hình kinh doanh thực phẩm chức năng nào sẽ phù hợp?

Đừng bỏ qua bài viết dưới đây nếu bạn muốn tìm một hướng kinh doanh TPCN thông minh, giúp bạn thu lại được vốn đầu tư nhanh!

I. Thực trạng về mô hình kinh doanh thực phẩm chức năng tại Việt Nam

“Kinh doanh” – Bạn có thể lựa chọn kinh doanh sản phẩm của công ty sản xuất (hoặc đối tác sản xuất) hoặc là nhà phân phối sản phẩm của doanh nghiệp khác. Điều này đã hình thành nên 2 mô hình kinh doanh TPCN phổ biến ở Việt Nam hiện nay là:

1. Kinh doanh TPCN của chính doanh nghiệp

Đây là mô hình kinh doanh TPCN phổ biến ở các doanh nghiệp lớn, sở hữu nguồn vốn lớn. Với những doanh nghiệp này, các dòng sản phẩm của mình có thể được sản xuất từ 1 trong 2 “nguồn” dưới đây:

  • Nhà máy sản xuất TPCN của công ty
  • Nhà máy sản xuất từ công ty cung cấp dịch vụ gia công TPCN

nhà máy sản xuất thực phẩm chức năng

Cũng vì sản xuất riêng nên những doanh nghiệp trên nắm giữ được lợi thế về tính độc quyền của sản phẩm. Có thể gọi, đây là mô hình kinh doanh lớn. Họ có thể lựa chọn nhiều hình thức phân phối sản phẩm khác nhau như:

→ Phân phối cho các nhà thuốc

→ Trở thành đối tác của các trung gian phân phối, công ty thương mại

→ Bán hàng trên chính các kênh phân phối của công ty, như: Thương mại điện tử, Facebook…

Lưu ý: Để có thể kinh doanh TPCN, những doanh nghiệp này cần phải hoàn thiện rất nhiều giấy tờ, thủ tục pháp lý. Trong trường hợp có nhà máy sản xuất, những giấy tờ, chứng chỉ lại càng cần nhiều hơn.

Mô hình kinh doanh thực phẩm chức năng

2. Làm “trung gian”, phân phối sản phẩm của doanh nghiệp khác

Hiểu đơn giản, bạn sẽ không sản xuất mà chỉ là “nhà phân phối” cho những công ty dược phẩm khác. Khi lựa chọn mô hình kinh doanh thực phẩm chức năng này, bạn sẽ được xếp vào “đối tác phân phối” của những doanh nghiệp mà NanoFrance vừa trình bày phía trên.

Chúng ta có thể thấy rõ được một vài ưu điểm của hình thức kinh doanh này:

  • Không cần mất quá nhiều nguồn vốn đầu tư ban đầu
  • Các bước hoàn thiện thủ tục, giấy tờ cũng giảm xuống
  • Rủi ro kinh doanh giảm

Tuy nhiên, lúc này, lại có một bài toán mới đặt ra: Sản phẩm do bạn phân phối KHÔNG đặc biệt. Vì có thể có rất nhiều người cũng đang phân phối sản phẩm giống như bạn. → Cần phải có cách thức phân phối sản phẩm phù hợp.

Mô hình kinh doanh thực phẩm chức năng

 

Vậy những người muốn bắt đầu với số vốn nhỏ, mô hình kinh doanh thực phẩm chức năng nào sẽ phù hợp? Cơ hội “át” rủi ro?

II. Kinh doanh TPCN với số vốn nhỏ – Hướng đi nào phù hợp?

Với số vốn ban đầu <200 triệu đồng, bạn nên bắt đầu với hình thức: Làm trung gian phân phối. Không mất quá nhiều chi phí đầu tư cho sản xuất, chi phí cho hồ sơ, giấy tờ cũng không mất quá nhiều. Tuy nhiên, muốn “làm giàu” từ mô hình kinh doanh này, bạn cần phải giải quyết 2 vấn đề:

1. Lựa chọn sản phẩm phân phối “thông minh”

Không phải sản phẩm TPCN nào cũng phù hợp để bạn kinh doanh với nguồn vốn nhỏ. Với số vốn đầu tư ban đầu <200 triệu, chúng tôi có 1 số gợi ý cho bạn:

  • Không lựa chọn dòng TPCN cao cấp
  • Nên ưu tiên những sản phẩm có thành phần, dạng bào chế đang “hot”
  • Sản phẩm nên có điểm khác biệt bất kì: thành phần hoặc thiết kế bao gói
  • Dòng TPCN bạn muốn phân phối phải phù hợp với xu hướng tiêu dùng hiện nay của thị trường

Bạn có thể tham khảo thêm về ma trận BCG để có cái nhìn tổng quan hơn về việc đánh giá sản phẩm. 

Mô hình kinh doanh thực phẩm chức năng

2. Kênh phân phối phù hợp – hiệu quả

Sau khi lựa chọn được sản phẩm, hãy “khoanh vùng” đối tượng khách hàng. Từ đây hãy lựa chọn kênh phân phối phù hợp: Facebook, Shopee, Livestream…

Lưu ý rằng: Hiện nay các dòng TPCN đang bị hạn chế quảng cáo tương đối nhiều. Trong trường hợp bạn muốn phân phối, quảng cáo sản phẩm cần tìm hiểu thêm thông tin để tránh bị cơ quan nhà nước xử phạt.

Trong thời gian đầu kinh doanh, để tiết kiệm chi phí, bạn không nên thuê quá nhiều nhân viên. Chỉ cần bạn và 1-2 người nữa phụ trách các kênh phân phối là được!

3. Đầu tư với số vốn nhỏ nhưng KHÔNG NÊN kinh doanh TPCN “rởm”

Không kinh doanh TPCN kém chất lượng, không rõ nguồn gốc ngay cả khi nguồn vốn không dồi dào – Đây là điều bất cứ ai kinh doanh cũng cần ghi nhớ. Muốn kinh doanh lâu dài, có khách hàng trung thành, chất lượng sản phẩm chính là yếu tố nền tảng.

kinh doanh TPCN

Mong rằng bài viết trên của NanoFrance sẽ giúp bạn lựa chọn được mô hình kinh doanh thực phẩm chức năng với số vốn đầu tư ban đầu thấp phù hợp. Trong trường hợp bạn cần hỗ trợ thêm về thủ tục pháp lý, tư vấn thêm về việc gia công, sản xuất TPCN, đừng quên liên hệ với NanoFrance!

1.249 views


098 6859777

098 6859777

Liên hệ