Mỹ phẩm thiên nhiên và mỹ phẩm hữu cơ có phải là một?
Nhờ tính an toàn cao, mỹ phẩm thiên nhiên và mỹ phẩm hữu cơ đang trở thành những sản phẩm “hot” trong một vài năm trở lại đây. Tên gọi khác nhau, liệu chúng có phải là một? Trong trường hợp là 2 dòng sản phẩm riêng biệt, chúng có gì giống và khác nhau? Đừng bỏ qua bài viết này nếu bạn muốn biết thêm thông tin chi tiết về những dòng mỹ phẩm độc đáo này!
I. Mỹ phẩm thiên nhiên và mỹ phẩm hữu cơ có phải là một?
2 dòng mỹ phẩm này có phải là 1 hay không? Cùng tìm hiểu chi tiết về thành phần, đặc điểm cụ thể của chúng nhé!
→ Mỹ phẩm thiên nhiên là dòng sản phẩm có thành phần nguồn gốc tự nhiên mà không phải nhân tạo. Dù là thành phần có nguồn gốc tự nhiên nhưng chúng lại được sản xuất trong phòng thí nghiệm
→ Mỹ phẩm hữu cơ: Sản phẩm có thành phần hữu cơ từ thiên nhiên (dù không nhiều như mỹ phẩm thiên nhiên). Mỹ phẩm hữu cơ thường có các loại chứng nhận USDA Organic, ECOCERT, California Organic, ICEA…
Có thể nói: Sản phẩm là mỹ phẩm hữu cơ CHẮC CHẮN sẽ là mỹ phẩm thiên nhiên. Nhưng mỹ phẩm thiên nhiên CHƯA CHẮC sẽ là mỹ phẩm hữu cơ. Một điểm chung của 2 dòng sản phẩm này: Không chứa các thành phần như Petrochemicals (hóa dầu), Parabens, Sodium Lauryl và Laureth Sulfates… (chất tẩy và màu tổng hợp).
Nói tóm lại: Mỹ phẩm thiên và mỹ phẩm hữu cơ không phải là một. Nhưng về cơ bản, chúng đều là những dòng sản phẩm có các thành phần tự nhiên, an toàn trong quá trình sử dụng.
II. Ưu – nhược điểm của 2 dòng mỹ phẩm an toàn này?
Về cơ bản, 2 dòng mỹ phẩm an toàn này có những ưu – nhược điểm sau:
Ưu điểm của mỹ phẩm thiên nhiên và hữu cơ
AN TOÀN – Ưu điểm đầu tiên của dòng sản phẩm này. Với thành phần thiên nhiên sẽ giúp người sử dụng tránh được những tác động tiêu cực từ hóa chất hiện đang được sử dụng rộng rãi trong các dòng mỹ phẩm.
Ưu điểm thứ 2: Giúp làm đẹp từ sâu bên trong tế bào. Chúng ta sẽ thấy được ưu điểm này rõ hơn ở các dòng mỹ phẩm hữu cơ. Dòng mỹ phẩm này có chiết xuất tinh chất rất nhỏ, nhỏ hơn kích thước tế bào → Chúng có thể thấm thấu sâu vào từng tế bào, giúp phòng chống, loại bỏ tận gốc những hư tổn và bệnh về da liễu thường gặp, giúp làm đẹp da từ tận sâu bên trong.
Hai dòng mỹ phẩm này có những nhược điểm gì?
Theo nhiều chuyên gia, những dòng sản phẩm này có một số hạn chế sau:
- Dễ bị hỏng, khó bảo quản do KHÔNG chứa các chất hóa học trong thành phần.
- Hạn sử dụng ngắn, cần sử dụng ngay sau quá trình sản xuất
- Có tác dụng chậm hơn so với những dòng mỹ phẩm thông thường
- Tạo cảm giác hơi khó chịu cho người mỡi sử dụng
- Một số dòng sản phẩm có hiện tượng tách dầu, người sử dụng cần trộn đều trước khi sử dụng
Ngoài ra, cả hai dòng sản phẩm này cũng không có mùi thơm được như mỹ phẩm sản xuất công nghiệp (thậm chí một số sản phẩm còn có mùi đặc trưng).
III. Việc sản xuất mỹ phẩm thiên nhiên và mỹ phẩm hữu cơ cần tuân thủ theo nguyên tắc nào?
Bạn có biết, để có thể phân phối ra thị trường, mỹ phẩm thiên nhiên và mỹ phẩm hữu cơ cần phải đạt được rất nhiều loại chứng chỉ hay không? Nếu bạn đang quan tâm hoặc đang có dự định kinh doanh những dòng sản phẩm này thì đừng bỏ qua những thông tin dưới đây:
1. Mỹ phẩm thiên nhiên cần phải đạt được chứng nhận gì?
NPA (Natural Products Association)
Với dòng mỹ phẩm tự nhiên cần phải đạt được ít nhận chứng nhận NPA (Natural Products Association) – Hiệp hội sản phẩm thiên nhiên. Tiêu chuẩn GMP đại diện cho việc thực hành tốt nhất của ngành công nghiệp và là cơ sở của quá trình chứng nhận NPA GMP, cũng như việc thiết lập mức độ kiểm soát cao hơn so với yêu cầu của FDA.
Để nhận được chứng nhận này, sản phẩm phải có chứa ít nhất 95% nguyên liệu từ thiên nhiên (không tính đến nước). Thành phần KHÔNG liên quan đến dầu mỏ, các nguồn thực vật, động vật và khoáng vật có thể tái tạo được.
Chứng nhận Ecocert for natural cosmetic label
Thành phần của sản phẩm phải có ít nhất 50% nguồn gốc thực vật và có ít nhất 5% thành phần tính trên khối lượng nguồn gốc từ việc canh tác hữu cơ.
2. Những loại chứng chỉ cần có để sản xuất mỹ phẩm hữu cơ
Mỹ phẩm hữu cơ lại yêu cầu nhiều loại chứng nhận hơn. Một số loại chứng nhận Organic Quốc tế phổ biến nhất hiện nay phải kể đến:
→ Chứng nhận từ Mỹ: USDA Organic (sản phẩm có ít nhất 95% thành phần hữu cơ), OASIS (chứa ít nhất 85% thành phần hữu cơ).
→ Chứng nhận Organic từ Úc: ACO (ít nhất 95% thành phần hữu cơ và 5% còn lại giới hạn trong thành phần thiên nhiên), OFC, BDRI (95% hữu cơ, còn lại phải có nguồn gốc từ nông nghiệp sinh học sạch).
→ Chứng nhận từ EU: Nature (ít nhất 95% thành phần hữu cơ), Cosmos, BDHI, UK Soil Association Certification…
Đứng trên góc độ người tiêu dùng, bạn hoàn toàn có thể dựa vào những chứng nhận trên để biết đâu là mỹ phẩm hữu cơ.
Mong rằng với những thông tin trên, bạn đã có cái nhìn rõ hơn về mỹ phẩm thiên nhiên và mỹ phẩm hữu cơ. Nếu bạn đang muốn tìm một dòng mỹ phẩm độc đáo, được ưa chuộng trong thời gian tới thì đừng bỏ lỡ 2 dòng sản phẩm này nhé!
Hãy nhớ thường xuyên theo dõi Website của NanoFrance để cập nhật thêm nhiều thông tin thú vị khác!
199 views
- Góc độ chuyên gia: Uống thực phẩm chức năng có hại gì không?
- Khoáng chất có trong thực phẩm nào? – Bổ sung khoáng chất cho cơ thể
- Vai trò, chức năng của các loại Vitamin – Có thể bạn chưa biết!
- Làm giàu từ việc kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khỏe – Có khó không?
- Kinh doanh thực phẩm chức năng Việt Nam sản xuất – Tại sao không?
- Nguồn vốn nhỏ – Mô hình kinh doanh thực phẩm chức năng nào sẽ phù hợp?
- Cách uống thực phẩm chức năng khoa học – Lời khuyên từ chuyên gia!
- Cập nhật kiến thức: Kinh doanh thực phẩm chức năng cần giấy tờ gì?
- 5 dòng thực phẩm chức năng cho phụ nữ tuổi 40 “lên ngôi” trong 2022!
- Top thực phẩm chức năng cho phụ nữ do NanoFrance sản xuất bán chạy nhất!