Quy trình sản xuất viên nang mềm – Viên nang mềm được tạo ra như thế nào?
Viên nang mềm là dạng bào chế để sản xuất các dòng TPCN bổ sung dưỡng chất như: Vitamin E, Collagen, Omega 3… Sở hữu vỏ nang mềm, dẻo, dai, là một khối thống nhất – Đặc trưng nổi bật nhất của dạng bào chế này. Vậy bạn có biết chúng được tạo ra như thế nào? Quy trình sản xuất viên nang mềm gồm những bước nào không?
→ Đừng quên tham khảo bài viết dưới đây của NanoFrance để biết thêm đáp án!
I. Viên nang mềm là gì? Đặc trưng của viên nang mềm
1. Viên nang mềm là gì?
Viên nang mềm là một khối mềm chứa hoạt chất và tá dược đóng trong vỏ kín với nhiều hình dạng, kích thước khác nhau. Chúng thường được sử dụng để chứa các hoạt chất dạng hỗn dịch, dung dịch.
2. Đặc trưng của dạng bào chế nang mềm
Một số đặc trưng của dạng bào chế viên nang mềm:
- Vỏ nang là một khối thống nhất, mềm dẻo dai
- Thành phần bên trong là các hoạt chất được bào chế ở dạng hỗn dịch, dung dịch
- Vỏ nang mềm làm bằng hỗn hợp gelatin, chất hóa dẻo, chất màu, chất bảo quản.
Trong khi viên nang cứng lại được tạo ra nhờ việc ép các nguyên liệu dạng bột thành một khối đồng nhất.
Cùng là dạng bào chế viên nang nhưng quy trình sản xuất viên nang mềm và viên nang cứng lại không giống nhau!
II. Tìm hiểu ngay: Quy trình sản xuất viên nang mềm
Các bước cụ thể của quy trình sản xuất viên nang mềm đang được nhiều doanh nghiệp áp dụng hiện nay:
1. Chuẩn bị nguyên liệu sản xuất viên nang mềm
Trước khi sản xuất, nguyên liệu sẽ trải qua quá trình xử lý, khử khuẩn, cân chia… Theo quy định về sản xuất viên nang mềm, khu vực gia công cần phải đạt tiêu chuẩn cao về vệ sinh, nhiệt độ, độ ẩm, cụ thể:
- Phòng sản xuất: nhiệt độ sản xuất: khoảng 20-22ºC; độ ẩm tương đối: <40%
- Phòng làm khô nang: nhiệt độ 21-24ºC; độ ẩm tương đối 20-30ºC
2. Làm nang thuốc – Bước 2 trong quy trình sản xuất viên nang mềm
Các công đoạn cụ thể trong quá trình làm dịch tạo vỏ nang như sau: Ngâm nở gelatin trong nước khử khoáng → Khuấy trộn, đung nóng, hòa tan gelatin (khuấy trộn đồng nhất) → Thu được dịch vỏ → Hút chân không loại bọt khí.
Dịch vỏ nang sẽ được duy trình ở nhiệt độ khoảng 57-60ºC trong suất quá trình sản xuất viên nang mềm.
3. Pha chế dịch bên trong nang
Như đã nói ở trên, thành phần bên trong vỏ nang của viên nang mềm thường ở dạng dung dịch, hỗn dịch, nhũ tương. Vì vậy bước pha chế dịch để sản xuất viên nang mềm cũng tương tự như pha chế siro. Dịch được pha chế bằng kỹ thuật khuấy trộn hỗn hợp các thành phần, được đồng nhất hóa bằng cách cho qua các máy xay kheo.
4. Tạo dải gel ướt
Tại giai đoạn của quá trình sản xuất viên nang mềm này, dịch vỏ được trải thành lớp mỏng thích hợp trên bề mặt hai trống kim loại. Lúc này, nhiệt độ được duy trì ở khoảng 13-14ºC. Dịch vỏ sẽ bị gel hóa ở nhiệt độ thấp và tạo thành dải gel gelatin có độ bền phù hợp để làm vỏ nang.
5. Ép khuôn, nạp nhân viên nang
Dải gel galatin từ bước 4 sẽ được chuyển tới hai trục tạo nang quay liên tục theo hai chiều ngược nhau. Mỗi trục đều có nhiệm vụ tạo ra một nửa vỏ nang. Tại thời điểm hai nửa vỏ bị trục ép tiếp xúc nhau, chúng sẽ được hàn kín nhờ nhiệt độ cao.
Phần đấy nang được hàn kín trước, trong lúc đó, dịch nhân cũng sẽ nạp vào vỏ nang được tạo thành. Khuôn tiếp tục quy, hàn kín hai nửa vỏ tạo nên viên nang hoàn chỉnh, đồng thời viên được cắt rời khỏi dải gel gelatin.
6. Làm sạch nang
Sau khi viên nang được tạo thành, được chuyển vào lồng quay, quay cùng với các khăn bằng cotton hoặc poly urethan để lau sạch, loại bỏ dầu bám trên viên.
7. Làm khô nang
Viên nang mềm sau khi được làm sạch sẽ được chuyển tới thiết bị làm khô. Những loại máy móc này thường có trống quy có các vách đổi hướng liên tục. Điều kiện làm khô nang: Độ ẩm tương đối 20-30%, nhiệt độ 21-24ºC. Chúng sẽ được làm khô tới khi hàm của vỏ còn khoảng 6-10%.
8. Bước cuối của quy trình sản xuất viên nang mềm: Đóng gói
Viên nang mềm có thể được đóng vào chai, lọ hoặc ép vỉ. Tại bước này, nhân viên sẽ kiểm nghiệm chất lượng, kiểm tra độ tan của nang trước khi đưa sản phẩm ra thị trường.
Một số loại máy móc quan trọng không thể thiếu trong quá trình gia công viên nang mềm: máy phun sấy và tạo hạt tầng sôi, máy đóng nang, máy ép vỉ, máy dán nhãn chai lọ.
Mong rằng với những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu thêm về quy trình sản xuất viên nang mềm. Hiện nay NanoFrance chưa nhận gia công các dòng sản phẩm dạng nang mềm. Trong trường hợp bạn muốn sản xuất các dạng bào chế khác của TPCN như: viên nén, viên nang cứng, cốm – bột, dung dịch…, đừng quên liên hệ đến chúng tôi!
1.837 views
- Tổng hợp những điều cần biết về thực phẩm chức năng
- Sử dụng thực phẩm chức năng có tác dụng gì? Uống sao cho đúng cách?
- Có nên dùng thực phẩm bổ sung khi tập gym
- “Tất tần tật” những cần biết về thực phẩm chức năng bổ sung vitamin C!
- So sánh thực phẩm chức năng và thuốc – Chúng KHÔNG phải là 1!
- NanoFrance: Vui tất niên 2021 – “Tiễn sửu, đón dần”!
- Thực phẩm chức năng chứa Probiotic có tác dụng gì? Nên sử dụng hay không?
- Giảm cân bằng thực phẩm chức năng có hiệu quả? – Liệu sức khỏe có bị ảnh hưởng?
- Điều kiện sản xuất thực phẩm chức năng – Quy định của nhà nước
- Mỹ phẩm thiên nhiên và mỹ phẩm hữu cơ có phải là một?