Thực phẩm chức năng chứa Probiotic có tác dụng gì? Nên sử dụng hay không?
Probiotic là những lợi khuẩn có ích cho sức khỏe và hệ tiêu hóa. Khi cơ thể bị nhiễm trùng và mất cân bằng đường ruột, gia tăng nhiều hại khuẩn thì việc bổ sung Probiotic chính là giải pháp cho vấn đề này. Vậy thực phẩm chức năng chứa Probiotic có tác dụng gì? Khi sử dụng đem lại những lợi ích gì cho cơ thể? Tham khảo ngay bài viết dưới đây để biết đáp án!
I. Probiotic là gì? Lợi ích của Probiotic với cơ thể
Probiotic là gì?
Probiotic là những chế phẩm sinh học có chứa nấm men tự nhiên hoặc vi khuẩn có lợi cho sức khỏe và hệ tiêu hóa. Khi uống đủ lượng Probiotic sẽ đem đến những tác động tích cực cho sức khỏe người sử dụng.
Hiện nay, có 2 nhóm Probiotic chính là: Vi khuẩn có lợi Lactobacillus, Bifidobacterium và nấm men Saccharomyces Boulardi:
→ Vi khuẩn có lợi Lactobacillus, Bifidobacterium: Nhóm vi khuẩn này có nhiều trong sữa chua, các chế phẩm từ sữa hoặc các loại thực phẩm lên men. Chúng còn giúp cải thiện chứng đường ruột kích thích (IBS), tiêu chảy hay dị ứng với lactose.
→ Nấm men Saccharomyces Boulardi: Đây cũng là loại nấm men Probiotic duy nhất được tìm thấy nhiều trong các chế phẩm sinh học giúp chống lại tiêu chảy do sử dụng thuốc kháng sinh.
Sử dụng Probiotic đem lại lợi ích gì cho cơ thể
Probiotic hay các dòng thực phẩm chức năng chứa Probiotic đem đến rất nhiều tác dụng tích cực với sức khỏe người sử dụng như:
Tăng cường sức đề kháng của hệ tiêu hóa
Tác dụng đầu tiên của Probiotic: Tăng cường sức đề kháng cho hệ tiêu hóa. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Có đến 75-85% các tế bào miễn dịch cơ thể tồn tại ở đường ruột. Nếu các tế bào miễn dịch bị lấn át bởi những hại khuẩn thì chắc chắn sức đề kháng và cả đường ruột sẽ xuất hiện vấn đề. Việc bổ sung Probiotic – Những vi khuẩn có lợi sẽ giúp tăng cường sức đề kháng của hệ tiêu hóa.
Cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột
Khi vào đường ruột, Probiotic sẽ dinh sôi và chiếm chỗ các vi khuẩn gây hại, ức chế hoạt động gây hại của chúng → Giúp cân bằng hệ thống vi sinh trong đường ruột. Việc cân bằng này sẽ giúp xây dựng một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, tránh được bệnh tật về tiêu hóa.
Điều trị một số loại bệnh về đường ruột
Đây cũng là một trong những tác dụng quan trọng của loại lợi khuẩn này. Probiotic có thể giúp phục hồi một số bệnh lý đường tiêu hóa như:
- Chứng tiêu chảy liên quan đến kháng sinh
- Viêm ruột (IBD)
- Viêm loét dạ dày
- Giảm các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích
Ngoài ra, cũng có nhiều kết quả nghiên cứu chứng minh rằng: Probiotic còn có tác động tích cự đến quá trình điều trị một số bệnh lý thường gặp như: béo phì, đái tháo đường tuýp 2, gan nhiễm mỡ, kháng insulin.
Thực phẩm chức năng chứa Probiotic hỗ trợ giảm cân
Một số kết quả nghiên cứu trên động vật và con người đã phát hiện ra một số chủng vi khuẩn Probiotic có thể làm giảm lượng chất béo và calo mà ruột hấp thụ, từ đó có thể giảm cân, giảm mỡ bụng.
Theo đó, trong một nghiên cứu: Những người đàn ông sử dụng Lactobacillus gasseri trong 12 tuần đã giảm đáng kể trọng lượng cơ thể và 8,5% mỡ bụng.
Probiotic giúp tăng cường sức khỏe não bộ
Bạn có biết rằng: Sức khỏe đường ruột và não bộ có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Các vi khuẩn trong ruột già tiêu hóa và lên men chất xơ thành các axit báo chuỗi ngắn và nuôi dưỡng trong đường ruột. Những hợp chất này đem lại lợi ích rất lớn cho hệ thần kinh. Chúng có thể giúp cải thiện các triệu chứng trầm cảm, tự kỷ, lo âu, rối loạn ám ảnh cưỡng chế và trí nhớ kém.
Sức khỏe tim mạch có thể cải thiện nhờ thực phẩm chức năng chứa Probiotic
Probiotic có thể giúp giảm cholesterol LDL xấu và tăng cholesterol HDL tốt, nhờ vậy có thể cải thiện được sức khỏe tim mạch. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Probiotic giúp giảm cholesterol LDL ở mức trung bình, tăng nhẹ HDL và giảm chất béo trung tính.
⇒ Khi sử dụng thực phẩm chức năng chứa Probiotic cũng sẽ giúp: Điều trị bệnh về đường ruột, cân bằng hệ vi sinh, tăng sức đề kháng cho hệ tiêu hóa, cải thiện sức khỏe tim mạch, não bộ, hỗ trợ giảm cân.
II. Thực phẩm chức năng chứa Probiotic thường được bào chế dưới dạng nào?
Thực phẩm chức năng chứa Probiotic hiện đang được sản xuất dưới 2 dạng bào chế chính là: Bột tiêu hóa và Dịch uống:
→ Bột men vi sinh: Thường được đóng gói ở dạng túi nhỏ. Để sử dụng, cần phải hòa với nước, sữa, sữa chua…
→ Sản phẩm dịch men vi sinh: Là sản phẩm ở dạng dung dịch, có thể sử dụng trực tiếp mà không pha hoặc trộn với dung môi khác. Chúng thường được đóng gói dưới dạng ép vỉ hoặc đóng túi.
Thực phẩm chức năng dạng ống vỉ
Thực phẩm chức năng dạng cốm bột
III. Sử dụng thực phẩm chức năng chứa Probiotic có gây ra tác dụng phụ không?
Câu trả lời là CÓ! Nếu sử dụng sai cách, quá liều, những lợi khuẩn này có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn. Một số tác dụng phụ của thực phẩm chức năng chứa Probiotic phải kể đến:
- Hệ tiêu hóa gặp vấn đề: Xuất hiện tình trạng đầy hơi, chướng bụng
- Cơ thể xuất hiện các triệu chứng dị ứng: ngứa, khó thở, chảy nước mũi
- Tăng nguy cơ nhiễm trùng: Tình trạng này sẽ xuát hiện với những trường hợp đang bệnh nặng hay có hệ miễn dịch quá yếu nhưng vẫn sử dụng Probiotic
- Sử dụng quá liều Probiotic có thể gây nên hội chứng đường ruột kích thích
…
Vì vậy, bạn hãy tìm hiểu sản phẩm kỹ trước khi sử dụng để tránh được những tình trạng trên nhé!
Trên đây là những kiến thức cơ bản bạn cần biết về thực phẩm chức năng chứa Probiotic. Hãy sử dụng dòng sản phẩm này thông minh nhé! Đừng quên thường xuyên theo dõi Website của NanoFrance để cập nhật thêm nhiều thông tin thú vị khác!
368 views
- Giảm cân bằng thực phẩm chức năng có hiệu quả? – Liệu sức khỏe có bị ảnh hưởng?
- Điều kiện sản xuất thực phẩm chức năng – Quy định của nhà nước
- Mỹ phẩm thiên nhiên và mỹ phẩm hữu cơ có phải là một?
- Phân loại các dạng mỹ phẩm – Dòng mỹ phẩm nào trở thành xu hướng 2022?
- Góc độ chuyên gia: Uống thực phẩm chức năng có hại gì không?
- Khoáng chất có trong thực phẩm nào? – Bổ sung khoáng chất cho cơ thể
- Vai trò, chức năng của các loại Vitamin – Có thể bạn chưa biết!
- Làm giàu từ việc kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khỏe – Có khó không?
- Kinh doanh thực phẩm chức năng Việt Nam sản xuất – Tại sao không?
- Nguồn vốn nhỏ – Mô hình kinh doanh thực phẩm chức năng nào sẽ phù hợp?